Danh mục tài liệu

TẾ BÀO GỐC VÀ NHÂN BẢN

Số trang: 21      Loại file: doc      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong vài thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến nhiều thành tựu quan trọngtrong nghiên cứu về tế bào gốc và nhân bản cũng như những tranh cãi về tính đạo đứctrong nghiên cứu lĩnh vực này. Nghiên cứu về tế bào gốc và nhân bản trang bị cho chúng tanhững hiểu biết về quá trình hình thành cơ thể sinh vật từ một tế bào đơn lẻ và quá trìnhcác tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào bị tổn thương trong các cơ thể trưởng thành,mang lại cho nhân loại hy vọng chữa được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TẾ BÀO GỐC VÀ NHÂN BẢN Bài giảngTẾ BÀO GỐC VÀ NHÂN BẢN 1/21 Nội dung1- Tế bào gốc (Stem cells)________________________________ _____________________ 3 1.1 Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc ________________________________ ____________ 3 1.2 Một số khái niệm ________________________________ _______________________ 3 1.3 Tế bào gốc, xếp loại tế bào gốc: ________________________________ ___________ 4 1.4 Nguồn lấy tế bào gốc: ________________________________ ___________________ 6 1.5 Ưu và nhược điểm của các loại tế bào gốc ________________________________ __ 7 1.6 Ứng dụng tế bào gốc: ________________________________ ___________________ 8 1.7 Tế bào gốc tạo máu ________________________________ ____________________ 112- Nhân bản (cloning) ________________________________ ______________________ 12 2.1 Khái niệm ________________________________ ___________________________ 12 2.2 Lịch sử nhân bản________________________________ ______________________ 13 2.3 Kỹ thuật nhân bản ________________________________ ____________________ 13 2.4 Nhân bản vô tính (reproductive cloning) người và động vật:__________________ 15 2.5 Nhân bản trị liệu (therapeutic cloning): ________________________________ ___ 183- Tương lai của tế bào gốc và nhân bản, vấn đề đạo đức __________________________ 194- Kết luận________________________________ ________________________________ 215- Tài liệu tham khảo ________________________________ _______________________ 21 2/21 TẾ BÀO GỐC VÀ NHÂN BẢN PGS. TS. Nguyễn Anh Trí, Bs. Lê Xuân Hải Viện Huyết Học-Truyền Máu Trung Ương Trong vài thập kỷ gần đây, chúng ta đã được chứng kiến nhiều thành tựu quan trọng trongnghiên cứu về tế bào gốc và nhân bản cũng như những tranh cãi về tính đạo đức trong nghiêncứu lĩnh vực này. Nghiên cứu về tế bào gốc và nhân bản trang bị cho chúng ta những hiểu biếtvề quá trình hình thành cơ thể sinh vật từ một tế bào đơn lẻ và quá trình các tế bào khỏemạnh thay thế các tế bào bị tổn thương trong các cơ thể trưởng thành, mang lại cho nhân loạihy vọng chữa được nhiều bệnh mãn tính và nan giải mà hiện nay chưa có biện pháp điều trịhiệu quả. Trong thế kỷ 21, nhân loại đón đợi liệu pháp điều trị thay thế tế bào hay tế bào gốctrị liệu. Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật đã chứng minh liệu pháp điều trị mới này làcó thể và đã có nhiều bằng chứng cho phép chúng ta hy vọng vào triển vọng của tế bào gốcngười. Tuy nhiên công việc này mới đang ở giai đoạn đầu tiên và gặp không ít khó khăn về kỹthuật cũng như các vấn đề liên quan đến đạo đức và luân lý. Trong chuyên luận này chúng tôitrình bày một số vấn đề tổng quan về tế bào gốc và nhân bản 1- Tế bào gốc (Stem cells) 1.1 Lịch sử nghiên cứu tế bào gốc1945- Phát hiện ra tế bào gốc tạo máu.Thập kỷ 1960 - Xác định được các tế bào carcinoma phôi chuột là một loại tế bào gốc. - Khám phá ra trong não trưởng thành có chứa các tế bào gốc có thể biệt hóa thanh các tế bào thần kinh.1981 - Evans và Kaufman và Martin phân lập được tế bào gốc phôi từ khối tế bào bên trong của phôi túi (blastocyst) chuột.1995-1996 – Tế bào gốc phôi linh trưởng có nhân lưỡng bội bình thường được phân lập từ khối tế bào bên trong của phôi túi và duy trì trên in vitro.1998 - Thomson và cộng sự ở đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) tạo ra dòng tế bào gốc phôi người đầu tiên từ khối tế bào bên trong của phôi túi.1999 – Khẳng định khả năng chuyển biệt hóa (transdifferentiation) hay tính mềm dẻo (plasticity) của tế bào gốc trưởng thành.2001 – Tìm ra một số phương pháp định hướng tế bào gốc biệt hóa trên in vitro tạo ra các mô có thể dùng cho ghép mô.2003 - Tạo được noãn bào từ tế bào gốc phôi chuột. Điều này gợi ý rằng tế bào gốc phôi có thể có tính toàn năng, bằng thực nghiệm có thể làm một tế bào “trẻ lại”.2005 - Phát triển kỹ thuật mới cho phép tách chiết tế bào gốc phôi mà không làm tổn thương phôi. 1.2 Một số khái niệm 1.2.1 Biệt hóa (differentiation): Là quá trình các tế bào mang một đặc tính riêng biệt và trở thành “được định hình” dướigóc độ phôi thai học. 1.2.2 Chuyển biệt hóa (transdifferentiation) hay tính “mềm dẻo” (plasticity): 3/21 Là khả năng một tế bào gốc, phần nào đã “được định hình”, có thể biệt hóa thành các loạitế bào khác với loại mà nó “được định hình”. Nói cách khác là khả năng một tế bào gốc trưởngthành của một mô, một tạng, hoặc một hệ thống có thể biệt hóa thành một loại tế bào của mộtmô, một tạng, hoặc một hệ thống khác; Ví dụ tế bào gốc tạo máu có thể biệt hóa thành các tếbào thần kinh hoặc các tế bào cơ. Chuyển biệt hóa có thể diễn ra trên in vit ...