TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
Số trang: 44
Loại file: pdf
Dung lượng: 233.51 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
.Để hiểu nguồn gốc tên họ Việt Nam, ta cần hiểu nguồn gốc tên họ tại tây phương vì tên họ tại Âu Châu mới xuất hiện gần đây nên các học giả biết rõ tiến trình phát sinh tên họ. Nhờ đó, ta sẽ thấy việc phát sinh tên họ tại Việt Nam cũng như Trung Quốc, không ra ngoài nguyên tắc chung của nhân loại.Trong mục này, ta sẽ nghiên cứu: (a) Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái. Sở dĩ ta cần biết tên họ tại Do Thái vì nhiều tên họ tây phương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNGTÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNGĐể hiểu nguồn gốc tên họ Việt Nam, ta cần hiểu nguồn gốc tên họ tại tây phương vì tên họ tại Âu Châu mới xuất hiện gần đây nên các học giả biết rõ tiến trình phát sinh tên họ. Nhờ đó, ta sẽ thấy việc phát sinh tên họ tại Việt Nam cũngnhư Trung Quốc, không ra ngoài nguyên tắc chung của nhân loại. Trong mục này, ta sẽ nghiên cứu: (a) Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái. Sở dĩ ta cần biết tên họ tại Do Thái vìnhiều tên họ tây phương bắt nguồn từ tiếng Do Thái, (b) Các nguồn phát sinh tên họ tại tây phương, (c) Số tên họ và sựphân phối tên họ tại một số nước tây phương, (d) Sự biến đổi tên họ tại tây phương, tiêu biểu là Hoa Kỳ. Lịch sử tên họ tại Châu Âu - Do Thái 1. Hệ Thống Tên Họ Của Người La Mã :Tên họ tại Âu Châu xuất hiện rất sớm. Thời tiền sử, dân LaMã có một tên như Romulus, Remus, Manius. Đến khi ngườiLa Mã bắt đầu chia thành bộ lạc, thị tộc, gia tộc thì hệ thốngtên người La Mã dần dần có 3 thành phần mà tiếng Latin gọi là Praenomen - Nomen - Cognomen. Theo tác phẩm LatinDictionay and Grammar Aid của viện đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ thì Praenomen là tên chính; Nomen là tên họ;Cognomen: cũng là tên họ nhưng được đặt theo đặc tính để thêm sự phân biệt. Ví dụ tên Gaius Valerius Catullus thìGaius: Praenomen; Valerius: Nomen; Catullus: Cognomen.Ban đầu, chỉ tên những người thuộc gia đình quý tộc mới cóhai thành phần : Praenomen và Nomen. Còn tên của giới hạ lưu chỉ có một thành phần : Praenomen.Theo tác giả Varro (116-27 B.C.), số tên chính của người La Mã rất giới hạn, chỉ có 32 tên nhưng 18 tên là thông dụng: Appius, Aulus, Decimus, Gaius, Gnaeus, Kaeso, Lucius, Mamercus, Marcus, Marius, Numerius, Publius, Quintus, Servius, Sextus, Spurius, Tiberius, Titus. Mỗi gia đình qúytộc chỉ được chọn một vài tên trên đây. Ví dụ gia tộc Claudiichỉ được chọn tên chính Appius; còn gia đình Cornelli được chọn các tên như Gnaeus, Lucius, Pubius, và Servius. Vì sựgiới hạn, nên nhiều người có tên chính giống nhau, thành ra tên Praenomen mất ý nghĩa và người ta thường viết tắt tên này. Tiếp theo Praenomen là Nomen. Từ Nomen trong hệ thống tên người La Mã được Bách Khoa Từ Ðiển Britannica[74]định nghĩa là tên gia tộc phụ hệ, tức tên họ. Như vậy, ban đầu Nomen là tên họ. Cũng như tên chính, Nomen cũng chỉ có một số tên như Antonius, Aurelius, Claudius, Cornelius,Fabius, Tullius. Tên Nomen dành riêng cho các gia đình quý tộc nên dù số tên họ Nomen có giới hạn, cũng đáp ứng đủ nhu cầu. Ðến khi xã hội La Mã có nhiều gia đình qúy tộchơn, thì người ta sáng chế thêm thành phần thứ ba mà họ gọi là Cognomen. Cognomen cũng là tên họ như Nomen, nhưng là các từ chỉ đặc tính, giống với đặc tính tên họ mà ta thấy ngày nay tại các nước trên thế giới, như tên họ xuất phát từ tên nghề nghiệp, từ nét đặc thù trên cơ thể, từ địa danh. Ví dụ tên họCicero có nghĩa là hạt đậu, Pictor: họa sĩ, Plautus: chân bằng,Tacitus: yên lặng. Vậy trải qua thời gian, cuối cùng tên người La Mã gồm ba thành phần: Praenomen + Nomen + Cognomen, tức Tên Chính + Tên Gia Tộc + Tên Họ. Ví dụ tên của văn hào Cicero là Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN), và tên của danh tướng Caesar là Gaius Julius Caesar(100-44 TCN). Ðiều đáng chú ý là hệ thống tên gồm ba thành phần trên vẫn chỉ dành cho giới qúy tộc và nó tồn tại suốt thời đại đế quốc La Mã và các nước thuộc địa. Về sau, vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, hệ thống tên của người La Mã bị tàn dần lụi vì hai lý do:a. Dân nô lệ được giải phóng: Mỗi khi người nô lệ được giải phóng, họ lấy tên chủ nhân làm tên của mình. Nhưng khi hàng triệu người trong các thuộc địa được giải phóng, trở thành công dân La Mã cả, thì ai cũng có danh xưng gầngiống nhau, thành ra hệ thống tên người La Mã mất ý nghĩa, không đáp ứng được nhu cầu phân biệt. Ví dụ văn hàoMarcus Tullius Cicero giải phóng ba người nô lệ Syria, cả ba người đó sẽ mang tên Marcus Tullius Syria. b. Sự xuất hiện đạo Thiên Chúa: Đang khi hệ thống tên củangười La Mã mất dần ý nghĩa thì đạo Thiên Chúa xuất hiện. Tín đồ tôn giáo này không thiết tha với các tên La Mã cũ vìhọ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo.Thay vào đó, họ lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáonhận là thánh để đặt cho mình. Ví dụ Petrus, Joannes, Maria,Thimotheus, Laurentius. Trong lúc Kitô Giáo ngày càng phát triển và lan tràn khắp Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vàogiai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã bị mất đi, phải chờ đến thế kỷ thứ 10, Âu Châu mới có hệ thống tên họ mới. 2. Hệ Thống Tên Họ Của Người Do Thái:Người Do Thái rất chú trọng đến vấn đề gia phả, người được kính trọng là người giữ được dòng máu thuần túy DoThái[75]. Do vậy, từ ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNGTÊN HỌ CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNGĐể hiểu nguồn gốc tên họ Việt Nam, ta cần hiểu nguồn gốc tên họ tại tây phương vì tên họ tại Âu Châu mới xuất hiện gần đây nên các học giả biết rõ tiến trình phát sinh tên họ. Nhờ đó, ta sẽ thấy việc phát sinh tên họ tại Việt Nam cũngnhư Trung Quốc, không ra ngoài nguyên tắc chung của nhân loại. Trong mục này, ta sẽ nghiên cứu: (a) Lịch sử tên họ tại Âu Châu và Do Thái. Sở dĩ ta cần biết tên họ tại Do Thái vìnhiều tên họ tây phương bắt nguồn từ tiếng Do Thái, (b) Các nguồn phát sinh tên họ tại tây phương, (c) Số tên họ và sựphân phối tên họ tại một số nước tây phương, (d) Sự biến đổi tên họ tại tây phương, tiêu biểu là Hoa Kỳ. Lịch sử tên họ tại Châu Âu - Do Thái 1. Hệ Thống Tên Họ Của Người La Mã :Tên họ tại Âu Châu xuất hiện rất sớm. Thời tiền sử, dân LaMã có một tên như Romulus, Remus, Manius. Đến khi ngườiLa Mã bắt đầu chia thành bộ lạc, thị tộc, gia tộc thì hệ thốngtên người La Mã dần dần có 3 thành phần mà tiếng Latin gọi là Praenomen - Nomen - Cognomen. Theo tác phẩm LatinDictionay and Grammar Aid của viện đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ thì Praenomen là tên chính; Nomen là tên họ;Cognomen: cũng là tên họ nhưng được đặt theo đặc tính để thêm sự phân biệt. Ví dụ tên Gaius Valerius Catullus thìGaius: Praenomen; Valerius: Nomen; Catullus: Cognomen.Ban đầu, chỉ tên những người thuộc gia đình quý tộc mới cóhai thành phần : Praenomen và Nomen. Còn tên của giới hạ lưu chỉ có một thành phần : Praenomen.Theo tác giả Varro (116-27 B.C.), số tên chính của người La Mã rất giới hạn, chỉ có 32 tên nhưng 18 tên là thông dụng: Appius, Aulus, Decimus, Gaius, Gnaeus, Kaeso, Lucius, Mamercus, Marcus, Marius, Numerius, Publius, Quintus, Servius, Sextus, Spurius, Tiberius, Titus. Mỗi gia đình qúytộc chỉ được chọn một vài tên trên đây. Ví dụ gia tộc Claudiichỉ được chọn tên chính Appius; còn gia đình Cornelli được chọn các tên như Gnaeus, Lucius, Pubius, và Servius. Vì sựgiới hạn, nên nhiều người có tên chính giống nhau, thành ra tên Praenomen mất ý nghĩa và người ta thường viết tắt tên này. Tiếp theo Praenomen là Nomen. Từ Nomen trong hệ thống tên người La Mã được Bách Khoa Từ Ðiển Britannica[74]định nghĩa là tên gia tộc phụ hệ, tức tên họ. Như vậy, ban đầu Nomen là tên họ. Cũng như tên chính, Nomen cũng chỉ có một số tên như Antonius, Aurelius, Claudius, Cornelius,Fabius, Tullius. Tên Nomen dành riêng cho các gia đình quý tộc nên dù số tên họ Nomen có giới hạn, cũng đáp ứng đủ nhu cầu. Ðến khi xã hội La Mã có nhiều gia đình qúy tộchơn, thì người ta sáng chế thêm thành phần thứ ba mà họ gọi là Cognomen. Cognomen cũng là tên họ như Nomen, nhưng là các từ chỉ đặc tính, giống với đặc tính tên họ mà ta thấy ngày nay tại các nước trên thế giới, như tên họ xuất phát từ tên nghề nghiệp, từ nét đặc thù trên cơ thể, từ địa danh. Ví dụ tên họCicero có nghĩa là hạt đậu, Pictor: họa sĩ, Plautus: chân bằng,Tacitus: yên lặng. Vậy trải qua thời gian, cuối cùng tên người La Mã gồm ba thành phần: Praenomen + Nomen + Cognomen, tức Tên Chính + Tên Gia Tộc + Tên Họ. Ví dụ tên của văn hào Cicero là Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN), và tên của danh tướng Caesar là Gaius Julius Caesar(100-44 TCN). Ðiều đáng chú ý là hệ thống tên gồm ba thành phần trên vẫn chỉ dành cho giới qúy tộc và nó tồn tại suốt thời đại đế quốc La Mã và các nước thuộc địa. Về sau, vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, hệ thống tên của người La Mã bị tàn dần lụi vì hai lý do:a. Dân nô lệ được giải phóng: Mỗi khi người nô lệ được giải phóng, họ lấy tên chủ nhân làm tên của mình. Nhưng khi hàng triệu người trong các thuộc địa được giải phóng, trở thành công dân La Mã cả, thì ai cũng có danh xưng gầngiống nhau, thành ra hệ thống tên người La Mã mất ý nghĩa, không đáp ứng được nhu cầu phân biệt. Ví dụ văn hàoMarcus Tullius Cicero giải phóng ba người nô lệ Syria, cả ba người đó sẽ mang tên Marcus Tullius Syria. b. Sự xuất hiện đạo Thiên Chúa: Đang khi hệ thống tên củangười La Mã mất dần ý nghĩa thì đạo Thiên Chúa xuất hiện. Tín đồ tôn giáo này không thiết tha với các tên La Mã cũ vìhọ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo.Thay vào đó, họ lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáonhận là thánh để đặt cho mình. Ví dụ Petrus, Joannes, Maria,Thimotheus, Laurentius. Trong lúc Kitô Giáo ngày càng phát triển và lan tràn khắp Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vàogiai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã bị mất đi, phải chờ đến thế kỷ thứ 10, Âu Châu mới có hệ thống tên họ mới. 2. Hệ Thống Tên Họ Của Người Do Thái:Người Do Thái rất chú trọng đến vấn đề gia phả, người được kính trọng là người giữ được dòng máu thuần túy DoThái[75]. Do vậy, từ ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
người tây phương bản sắc văn hóa việt phong tục tập quán lịch sử Việt Nam lễ hội việt nam văn hóa ViệtTài liệu có liên quan:
-
79 trang 435 2 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 162 0 0 -
69 trang 95 0 0
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 trang 66 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 66 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 62 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 62 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 58 0 0 -
11 trang 56 0 0