Danh mục tài liệu

Thách thức của việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.04 KB      Lượt xem: 34      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội và luôn coi Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Bài viết trình bày khái quát về hệ thống an sinh xã hội Việt Nam; Những thách thức của việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thách thức của việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hệ thống an sinh xã hội Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  THÁCH THỨC CỦA VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Chính Trưởng Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến An sinh xã hội (ASXH) và luôn coi Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của hệ thống ASXH. Sự quan tâm này thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020” và gần đây là Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương và cải cách chính sách BHXH với mục tiêu xuyên suốt là: “Để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống ASXH nước ta, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới BHXH toàn dân, trên cơ sở phát triển hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt, hiện đại và hội nhập quốc tế. Nếu xem xét trong cả quá trình từ năm 2008 đến nay (nhất là giai đoạn 2016-2020), thì quan điểm và những mục tiêu trên đã từng bước được thể hiện. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất để tiếp tục thực hiện những mục tiêu trên, cả trước mắt và lâu dài, là việc nhận trợ cấp BHXH một lần có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này đã tác động trực tiếp đến việc duy trì và mở rộng đối tượng trong hệ thống BHXH, từ đó có ảnh hưởng đến ASXH. Đây là vấn đề chính sẽ được đề cập trong nội dung bài viết này. Từ khóa: BHXH một lần, ASXH, thách thức 1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM Trên phạm vi toàn cầu, khái niệm về ASXH cho đến nay vẫn chưa thực sự thống nhất. Đảng và Nhà nước ta đã có quan niệm riêng về vấn đề này: “ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ bị giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không có sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho cộng đồng, thông qua mạng lưới về BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội”. Với quan 13 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA niệm trên, trong những năm đổi mới vừa qua, hệ thống chính sách ASXH đã từng bước được thiết kế và cải cách khá chi tiết và tương đối toàn diện. Một số chính sách đã từng bước được hoàn thiện theo hướng ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế như chính sách BHXH, BHYT và BHTN. Các chương trình trợ giúp xã hội cũng được triển khai khá bài bản. Ngoài ra, còn một loạt chính sách gắn liền với ASXH cũng vẫn tiếp tục được triển khai như chính sách việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình giáo dục, y tế, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường và các dịch vụ xã hội thiết yếu v.v… Sự phát triển của hệ thống chính sách ASXH đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định thể chế chính trị của đất nước. Tuy nhiên, ASXH là vấn đề rộng lớn, nên vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau như: Mô hình tổ chức thực hiện các chính sách như thế nào? Làm thế nào để gia tăng mức độ tác động của từng chính sách? Vấn đề đảm bảo cân đối một số quỹ ASXH v.v… Trong đó, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH luôn được quan tâm hàng đầu trong mỗi lần cải cách và BHXH luôn được xác định là trụ cột chính trong hệ thống chính sách ASXH. Là trụ cột chính bởi BHXH có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và gia đình họ. Hơn nữa, loại hình bảo hiểm này hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng, nên đã giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Một khi diện bao phủ của BHXH ngày càng rộng lớn và bền vững thì các đối tượng ASXH từ các chính sách khác sẽ giảm đi. Ngoài ra, với cơ chế hoạt động của mình, BHXH còn huy động tới sự đóng góp của người sử dụng lao động vào quỹ BHXH. Nguồn quỹ này không chỉ đảm bảo ASXH cho NLĐ tham gia BHXH, nhất là khi họ về già, mà còn góp phần đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy nên BHXH ngày càng phát triển, diện bao phủ ngày càng rộng thì ASXH sẽ ngày càng được đảm bảo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ASXH nói chung và BHXH nói riêng cũng đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn. Cụ thể: - Làm thế nào để mở rộng diện bao phủ BHXH, nhất là loại hình BHXH tự nguyện? - Những giải pháp nào là hữu hiệu để đảm bảo cân đối và an toàn cho quỹ BHXH trong những năm tới? - Chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho quỹ BHXH và một số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện? - Vấn đề điều chỉnh tiền lương hưu theo phương án nào là phù hợp? - Lộ trình thực hiện BHXH đa tầng diễn ra như thế nào? v.v… 14 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  Trong số những thách thức nói trên, thách thức lớn nhất có liên quan đến nhiều thách thức khác là làm thế nào để mở rộng diện bao phủ BHXH. Trong đó, BHXH một lần nữa lại chính là một trong những thách thức của thách thức đối với việc đảm bảo ASXH. 2. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆC HƯỞNG BHXH MỘT LẦN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ASXH VIỆT NAM Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã xác định BHXH là trụ cột chính của hệ thống các chính sách ASXH, song thực tế hiện nay cho thấy diện bao phủ của BHXH còn rất thấp, nhất là loại hình BHXH tự nguyện. Trong khi đó, số đối tượng nhận BHXH một lần lại có xu hướng ...

Tài liệu có liên quan: