Dòng họ Đinh Đông An của chúng tôi gắn liền với ngôi làng cổ từ thời vua Trần Duệ Tông phái Quản mục Trịnh Cuông đem thuộc hạ đến mảnh đất tân bồi do lấn biển để lập thành “Tứ ấp” là: Liêu Tây, Liêu Thượng, Liêu Hạ và Liêu Đông. Rồi giao cho bốn người con trai mang bốn dòng họ: Trịnh, Nguyễn, Hoàng, Cao cai quản. Người con thứ ba là Hoàng Công Mẫn làm chủ ấp Liêu Hạ (chính là làng Đông An ngày nay). Đến thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích, nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thằng cháu đích tôn Thằng cháu đích tôn TRUYỆN NGẮN CỦA ĐINH QUANG TỈNHCâu chuyện tôi sắp kể dưới đây có thật một trăm phần trăm mà cũng “sexy” một trămphần trăm.Dòng họ Đinh Đông An của chúng tôi gắn liền với ngôi làng cổ từ thời vua Trần DuệTông phái Quản mục Trịnh Cuông đem thuộc hạ đến mảnh đất tân bồi do lấn biển để lậpthành “Tứ ấp” là: Liêu Tây, Liêu Thượng, Liêu Hạ và Liêu Đông. Rồi giao cho bốnngười con trai mang bốn dòng họ: Trịnh, Nguyễn, Hoàng, Cao cai quản. Người con thứba là Hoàng Công Mẫn làm chủ ấp Liêu Hạ (chính là làng Đông An ngày nay).Đến thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích, nhà vua sai quan lại mộdân lập ấp, lấn biển khắp trong Nam ngoài Bắc. Con dân ở ấp mới được miễn thuế đểsớm an cư lạc nghiệp. Thấy được ích lợi của việc này, Đức Thủy tổ Đinh Phúc Thành đãcùng cụ bà là Hoàng Thị Huệ và hai người con trai, đem gia đinh từ Đông Nhuế - TháiBình sang đất Liêu Hạ để lập nghiệp, đến sau các tộc họ Trịnh, Nguyễn, Hoàng, Cao vàhọ Phạm. Đúng là “Trâu chậm uống nước đục”, “người tính không bằng trời tính”, ruộngđồng được chia nhiều, cứ tưởng cày cấy được ngay, nhưng toàn là chân ruộng chua phèn,cỏ lau cỏ lác mọc như rừng nên việc khẩn hoang vô cùng gian nan. Do đó, ngoài việc đàomương dẫn nước thau phèn, phần lớn đàn ông phải làm thêm nghề đánh dậm, đánh cụpđể bắt tôm, bắt cá; Còn đàn bà con gái thì lặn lội mò cua, bắt ốc kiếm miếng ăn qua ngày.Nghèo đói quá hóa hèn, gặp lúc giáp hạt, trong nhà không có lấy một hột gạo để nấucháo, đành phải vác rá đến các họ tộc khác vay từng đấu gạo, xin từng thìa muối... bởivậy mới có câu ca: “Họ Đinh ăn rình họ Phạm, họ Phạm đánh cạm họ Đinh”. Cái ăn cònlần không ra huống hồ là mặc. Hồi ấy, hai cha con đóng chung một cái khố rách làchuyện bình thường. Con cháu Thủy tổ nghèo đến mức “Khố ngắn đóng chặt - ổ chậtnằm co”, chính vì vậy mà con trai họ Đinh ngay từ khi lọt lòng mẹ, dái đứa nào cũng bịvẹo sang một bên, lâu dần thành tật, di truyền cho đến tận ngày nay. Cũng may, họ ĐinhĐông An chỉ gian nan có vài đời, sau đó nhờ trời “mưa thuận gió hòa”, được mùa liêntiếp. Nhiều nhà đã có của ăn của để, có nhà còn mời được thầy đồ về dạy chữ cho con.Rồi đời nối đời “an cư lạc nghiệp”, họ Đinh sinh sôi nảy nở chiếm đến quá nửa làngĐông An. ***Con sông Ba Vành khởi nguồn từ cống Cát, chảy qua làng Liêu Hạ, uốn khúc lượn quanhđất Liêu Thượng, Văn Phú, Thủy Nhai, Hạc Châu, Ngọc Cục, Trà Lũ rồi đổ ra sông NinhCơ, nơi đây là dấu tích tháo chạy của nghĩa quân Phan Bá Vành năm 1827. Trên đườnglui, hàng ngàn người vừa chạy vừa vục tay ném bùn sang hai bên để nước chảy thànhsông cho thuyền chở quân lương, vũ khí từ sông Cái về tận Trà Lũ cố thủ. Dân làng ĐôngAn quen gọi là sông Ba Vành hay sông Trước, chứ không quen gọi là sông “Bá Vành”bao giờ. Ca dao có câu: “Trên giời có ông Sao Tua/ ở làng Trà Lũ có Vua Ba Vành”.Sông cho nước ăn, nước uống, tưới tắm ruộng, vườn … làm nên cuộc sống hiền hòa, trùphú quê tôi. Chiều chiều đi làm đồng về, mình mẩy lấm láp, mọi người cùng lội ùa xuốngsông tắm táp, gột rửa bùn đất làm cho con người sạch sẽ, tâm hồn thơm thảo, đó là tập tụclâu đời của cộng đồng cư dân miền đồng bằng Bắc Bộ đã quen sống chung với nước, vớicả cảnh đói nghèo. Nghèo đến độ áo xống nhất bộ, phải ở truồng hong khố đã thành nếpquen rất tự nhiên của đàn ông ở ấp Liêu Hạ. Tôi nhớ như in hồi còn bé, vào tầm giữa trưahè hoặc xẩm tối, vừa cơm nước xong là mấy bác thợ cày lực lưỡng lại cởi quần vắt vai,một tay xỉa răng, một tay bịt “của quý” rồi cứ thế thỗn thện bách bộ ra sông tắm, gặp aicũng đon đả chào: “Bà đã xơi cơm chửa?”, các bà, các mẹ phải vội vã giả nhời rồi rảocẳng bước mau. Mãi đến thời cải cách ruộng đất, nông dân được hội họp nhiều, thói quenlạ lùng này mới dần mất đi.Dẫu biết “Ngũ cốc là gốc nhà nông”, nhưng họ Đinh vẫn hướng con cháu vào học hành,chữ nghĩa hơn là làm giàu bằng nghề canh nông. Tuy vậy, nhiều đứa vẫn còn mảng chơibỏ cả việc “dùi mài kinh sử”, bị đòn luôn mà vẫn chứng nào tật ấy. Nhớ lại chuyện cáiRận chuyên câu cáy ở vệ sông Trước, nó ghét nhất lũ con trai cởi truồng tồng ngồng đuổinhau, hò hét ỏm tỏi rồi bất thình lình nhảy tùm xuống nước khiến lũ cáy hốt hoảng chuitọt hết vào hang làm cho nó câu không đủ cáy về làm mắm, bị mẹ đánh sưng u cả đầu.Hôm sau lại bị bọn trẻ phá đám, cái Rận tức lắm, nó không thèm nhìn mặt mà chỉ liếcmắt thấy cu thằng nào vẹo đích thị là giai họ Đinh, nó nín lặng chạy một hơi vào mách cụĐồ, cụ giận lắm, sai người nhà gọi bọn chúng về nọc ra giữa sân gạch, dùng roi mây hỏitội, mông thằng nào cũng lằn kín “lươn”, từ đấy cạch đến già có cho kẹo chúng cũngkhông dám trốn học ra sông nô đùa nữa.Đức Thủy tổ Đinh Phúc Thành lập nghiệp ở Liêu Hạ, đến đời cha tôi là “hàng Cửu” (đờithứ 9). Cha mẹ tôi sinh được ba trai, một gái; Tôi là con trai thứ hai. Trước năm đói ấtDậu, ông Nội tôi bị kiện về tội cố ý làm cháy nhà gây chết người. Thời ấy, hai tội “thiêugia, sát nhân” (đốt nhà, giết người) đều bị xử chém nhưng không hiểu vì sao lại bưng bítcho đến tận bây giờ cũng không một ai trong họ biết “đầu cua tai nheo” chuyện là thếnào. Đây là một vụ kỳ án, ngụy tạo bằng cớ, nên mấy đời nha huyện xử mà vẫn khôngkhép được tội. Ông nội “khuynh gia bại sản” vì suốt mấy năm trời theo kiện, uất ứckhông sao kể xiết. Lẽ thường, người ta sinh con trai thì mừng, cậy thầy đặt tên hay, tênđẹp cho con để rạng rỡ gia phong. Đằng này, cha tôi lại lấy tên của hai viên quan HuyệnPhủ Xuân Trường là Đặng Nam Thanh và Vũ Ngọc Tỉnh đặt tên con trai mình cho bõtức. Bởi vậy, hai anh em chúng tôi phải đeo cái tức tối của cha ông suốt cả đời. Trớ trêuthay, mùa Thu năm 45, dưới lá cờ đỏ sao vàng, cha tôi đứng đầu quân khởi nghĩa vùnglên giành lại Phủ Xuân Trường, Tri phủ Vũ Ngọc Tỉnh đã phải dâng ấn đầu hàng, bắtsống được tên cẩu quan mà nghĩa binh không tốn một viên đạn, cha tôi như hả được cơngiậ ...
Thằng cháu đích tôn
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 229.58 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
truyện ngắn hay thư giãn giả trí tuyển tập truyện ngắn Thằng cháu đích tôn Đinh Quang TỉnhTài liệu có liên quan:
-
6 trang 267 0 0
-
7 trang 191 0 0
-
2 trang 151 0 0
-
10 trang 127 0 0
-
4 trang 100 0 0
-
4 trang 75 0 0
-
8 trang 56 0 0
-
34 trang 52 0 0
-
12 trang 50 0 0
-
8 trang 48 0 0