
Thành phần hóa học của cây cỏ mực (Eclipta prostrata) ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần hóa học của cây cỏ mực (Eclipta prostrata) ở tỉnh Thừa Thiên Huế THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATA) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN ĐỊNH - LÊ QUỐC THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Từ cao chiết etyl axetat của cây cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hợp chất luteolin đã được phân lập. Cấu trúc của luteolin được xác định bằng các phương pháp phổ: IR, 1H-NMR, 13C-NMR và so sánh với số liệu đã công bố. Ngoài ra, thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n- hexan của cây cỏ mực cũng đã được xác định bằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC/MS). Từ khóa: Eclipta prostrata (L.) L., luteolin.1. MỞ ĐẦUCỏ mực còn có tên là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, tên khoa học Eclipta prostrata (L.) L., làmột loài thực vật trong họ Cúc (Asteraceae), được phân bố rộng khắp ở các khu vực có khíhậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ mực là một loài cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80 cm,thân có lông cứng màu lục, đôi khi hơi đỏ tía. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2 – 8 cm,rộng 5 - 15 mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5 – 6 mm,cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, đầu cụt. Cây ra hoa từtháng 7 – 9, quả tháng 9 – 10. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta [1, 4].Trong y học cổ truyền Trung Quốc, lá cỏ mực được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm chấtcầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng ruột, sưng gan, vàng da. Lá tươicó tác dụng chống sưng và nhiễm độc; ở Việt Nam cỏ mực được sử dụng để điều trị cácchứng: nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, viêm ganmãn tính, viêm ruột, lỵ, viêm da, trẻ em suy dinh dưỡng, ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhượcthần kinh, bệnh nấm ngoài da, eczema, vết loét [4].Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy thành phần hóa học chủ yếu của cây cỏ mực là cáchợp chất coumarin [8], triterpenoit saponin [7], flavonoit, thiophen [6] và steroid [3]. Trongbài báo này, chúng tôi thông báo kết quả phân lập và xác định cấu trúc của hợp chất flavonoittừ cao chiết etyl axetat và thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan củacây cỏ mực.2. THỰC NGHIỆM2.1. Phương pháp và thiết bị nghiên cứuPhổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H- và 13C-NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHzđược đo tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. TMS làm chất nội chuẩn(cho 1H-NMR) và tín hiệu dung môi CD3OD C 49,2 ppm (cho 13C-NMR).Phổ hồ ng ngoa ̣i IR (KBr) được ghi trên máy IR PRESTIGE-21 của hãng Shimadzu tạiTrường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.Sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) được thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãngShimadzu tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 202-205THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATA)... 203Sắc ký bản mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng silica gel Merck 60 F254. Sắc ký cột sửdụng silical gel 60 cỡ hạt 0,04 - 0,063 mm (Merck) và silical gel 40 cỡ hạt 0,063 - 0,200 mm(Merck). Phát hiện vết chất trên bản mỏng bằng thuốc thử vanillin/H2SO4 đặc.2.2. Mẫu thực vậtMẫu cây cỏ mực được thu hái vào tháng 11/2013 ở phường Hương Văn, thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên khoa học do Nguyễn Thế Anh (Viện Hóa học) và Ngô Văn Trại(Viện Dược liệu) xác định. Tiêu bản số NN-001 được lưu giữ tại phòng Tổng hợp hữu cơ –Viện Hóa học.2.3. Xác định thành phần hóa học và phân lập các hợp chấtCỏ mực sau khi thu hái, được rửa sạch, để ráo, có khối lượng 1 kg. Sau đó cắt nhỏ, sấy khôrồi xay mịn, khối lượng mẫu khô thu được là 250 g. Ngâm chiết mẫu khô lần lượt trong cácdung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, clorofom, etyl axetat, metanol; mỗi loại dungmôi tiến hành ngâm ba lần, thời gian mỗi lần ngâm 24 giờ. Các dịch chiết được đuổi dungmôi ở nhiệt độ thấp thu được các cao chiết tương ứng có khối lượng lần lượt là 7,82 g;12,40g; 4,19g và 19,29 g.- Xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan của cây cỏ mựcbằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ liên hợp (GC/MS): Từ cao chiết n-hexan, trích mộtlượng nhỏ (100 mg) rồi hòa tan trong 5 mL n-hexan (Merck), lọc qua đầu lọc để loại hết chấtbẩn. Dịch chiết thu được đem đi phân tích bằng GC/MS, kết quả được chỉ ra ở bảng 1.- Phân lập các chất từ cao chiết etyl axetat + Cao chiết etyl axetat (4,19 g) được phân tích bằng sắc ký cột trên silica gel, dung môi rửa giải là hỗn hợp clorofom : metanol (9 : 1 - 7 : 3) thu được 24 phân đoạn (E1 – E24). + Từ phân đoạn E12 (188 mg) bằng sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải là clorof ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cây thuốc Việt Nam Cây cỏ mực Cao chiết n-hexan của cây cỏ mực Hợp chất luteolin Phương pháp sắc ký khíTài liệu có liên quan:
-
Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng (Tập 3) - PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
45 trang 70 0 0 -
Thực trạng nguồn tài nguyên cây dược liệu quý hiếm ở một số đảo vùng Nam Bộ, Việt Nam
11 trang 62 0 0 -
Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng (Tập 4) - PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
149 trang 33 0 0 -
Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng (Tập 1) - PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
161 trang 27 0 0 -
Nội dung ôn thi tốt nghiệp Y học Cổ truyền
108 trang 24 0 0 -
Định lượng thuốc trừ sâu bằng pp sắc ký khí
8 trang 24 0 0 -
ĐỀ TÀI XÁC ĐỊNH OCHRATOXIN A TRONG NGŨ CỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
24 trang 23 0 0 -
SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM - PHẦN 2
187 trang 23 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm định danh tên cây thuốc Việt Nam (có liên hệ tiếng Latinh)
233 trang 22 0 0 -
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam part 1
130 trang 22 0 0 -
Sơ lược cây thuốc An Giang: Phần 2
387 trang 21 0 0 -
Cẩm nang Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam(Tập 1): Phần 1
593 trang 21 0 0 -
Cẩm nang Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam(Tập 1): Phần 2
544 trang 21 0 0 -
THƯỜNG QUY KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
7 trang 21 0 0 -
Bài giảng Y học cổ truyền - ThS. Nguyễn Bích Hạnh
90 trang 20 0 0 -
Sơ lược cây thuốc An Giang: Phần 1
308 trang 20 0 0 -
61 trang 20 0 0
-
Hợp chất hữu cơ và phương pháp cô lập: Phần2
246 trang 20 0 0 -
Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Kim Đồng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
9 trang 20 0 0 -
ĐỒ HÌNH GIẢI THÍCH HOÀNG ĐẾ NỘI KINH VÀ PHƯƠNG THỨC DƯỠNG SINH TRUNG HOA - PHẦN 3
71 trang 20 0 0