
Thành phần khu hệ chó nhà tại tỉnh Hà Giang, Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần khu hệ chó nhà tại tỉnh Hà Giang, Việt NamNghiên cứu khoa học công nghệTHÀNH PHẦN KHU HỆ CHÓ NHÀ TẠI TỈNH HÀ GIANG, VIỆT NAM BÙI XUÂN PHƯƠNG, TRỊNH QUỐC KHÁNH, ĐINH THẾ DŨNG, TRẦN HỮU CÔI, NGUYỄN TIẾN TÙNG I. MỞ ĐẦU Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có 11 huyện thị và 24 dân tộc cùng sinhsống. Do điều kiện địa hình, đường giao thông khó khăn, các khu dân cư sống biệtlập, mỗi dân tộc có một phương thức chăn nuôi khác nhau, phụ thuộc vào tập quáncanh tác, điều kiện tự nhiên, tạo nên cơ cấu vật nuôi đa dạng và đặc trưng cho từngkhu vực. Đặc biệt là một số dân tộc có giống chó riêng sử dụng vào việc canh nhà,săn bắn. Đây là điều kiện thuận lợi để khảo sát thành phần khu hệ chó nhà, thống kênguồn gen quý phục vụ cho công tác bảo tồn và khai thác sử dụng. Từ năm 2006,Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã khảo sát khu hệ chó nhà tại đây. Dưới đây chúngtôi xin trình bầy một số kết quả thu được nhằm góp thêm tài liệu phục vụ công tácbảo tồn và phát triển ứng dụng giống chó bản địa Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp điều tra, nghiên cứu - Thành phần chó nhà tại tỉnh Hà Giang được điều tra theo tuyến, kết hợp điềutra ngẫu nhiên. Tại mỗi huyện điều tra 5 xã, có tính đến yếu tố địa hình, phân bố dâncư, tập quán canh tác, sử dụng bản đồ địa hình, bản đồ hành chính và thiết bị định vịGPS; việc điều tra đi từ vùng trung tâm đông dân cư đến vùng hẻo lánh, thưa dân, từgần đến xa, từ thấp lên cao. - Việc phân loại chó được dựa vào tài liệu chuyên ngành (Vladimir Sokolov,2001), giống chó địa phương dựa vào đặc điểm hình thái các số đo cơ bản và phỏngvấn dân địa phương và hỏi ý kiến các chuyên gia, có tính đến yếu tố phả hệ (ĐỗXuân Thanh và cs., 1996; Trần Anh Tuấn và cs., 1993). Ở đây, giống chó lai đượcxem là giống chó được tạo bởi sự lai tạo giữa hai hay nhiều giống; - Phương thức chăn nuôi, mục đích sử dụng, công tác thú y điều tra theophương pháp PRA điều tra nhanh nông thôn, được tiến hành theo mô tả trong tài liệutập huấn của tổ chức FAO; - Cách gọi tên: Hiện tại ở nước ta, mới chỉ có hai giống (Giống H’mông cộcđuôi và Giống chó Phú Quốc) được công nhận cấp Quốc gia, do vậy với các giốngchó khác chưa được công nhận chúng tôi quy ước gọi là dạng chó. - Cách phân chia khu vực theo địa hình: Vùng I là vùng cao núi đá phía Bắcgồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ, diện tích toàn vùng là2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn người, chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Vùng IIlà vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, diện tích tựnhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Vùng III là vùng núi thấp gồm các huyệnBắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểmkinh tế của Hà Giang, diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%.Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 02, 03 - 2013 85 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2. Phương pháp xử lý số liệu S ố li ệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần m ềm Excel, 2003 độ tincậ y α = 0,05. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần, tỷ lệ các loại chó nhà tại tỉnh Hà Giang Qua các tuyến khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã quan sát được5.200 cá thể chó nhà và ghi nhận được 2.741 cá thể chó bản địa, 1.950 cá thể chó lai(những cá thể xuất hiện đặc điểm của nhiều giống khác nhau) và 509 cá thể chóngoại và lai ngoại. Kết quả về tỷ lệ các nhóm chó nhà trên địa bàn tỉnh Hà Giangđược trình bày ở biểu đồ 1. Biểu đồ 1. Tỷ lệ các nhóm chó tại tỉnh Hà Giang Biểu đồ 1 cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hà Giang tồn tại các nhóm chó là chó bảnđịa, chó lai (nội x nội), chó ngoại và lai ngoại x nội với tỷ lệ tương ứng là 52,7; 37,5và 9,8%. Cũng qua biểu đồ 1 chúng tôi thấy tỷ lệ nhóm chó lai chiếm tỷ lệ tương đốicao là 37,5%. Mặc dù tỷ lệ của nhóm chó này thấp hơn nhóm chó bản địa nhưng nóphản ánh chiều hướng gia tăng của chó lai khi mà phần lớn những cá thể chó trưởngthành giao phối với nhau một cách tự nhiên, không có kiểm soát, giám sát của conngười. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ và nhân thuần các dạng chó bảnđịa. Mặt khác trong quá trình khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy những hộ dânnuôi nhóm chó ngoại, chó lai (ngoại x nội), thường là những hộ có điều kiện về kinhtế, mức ăn và chăm sóc chó thường tốt hơn những hộ nuôi chó bản địa. Với tìnhtrạng như vậy, theo ước tính chỉ sau một vài năm tỷ lệ chó bản địa sẽ bị giảm xuốngrõ rệt và có sự tăng nhanh của nhóm chó lai, chó ngoại và lai ngoại.86 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 02, 03 - 2013Nghiên cứu khoa học công nghệ 3.2. So sánh tỷ lệ các nhóm chó của tỉnh Hà Giang và một số tỉnh khác Để thấy được mức độ thâm nhập, lan truyền của các giống chó ngoại lai (chóngoại n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Hệ chó nhà Thức chăn nuôi chó Giống chó bản địa Pháp lệnh giống vật nuôiTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
42 trang 31 0 0
-
Pháp lệnh một số giống vật nuôi
31 trang 31 0 0 -
Quyết định 50/2013/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An
10 trang 30 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
6 trang 21 0 0
-
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 21 0 0