Danh mục tài liệu

Thành tựu và hạn chế của đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 569.32 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thành tựu và hạn chế của đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay tập trung làm rõ những thành tựu và hạn chế trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay. Đồng thời khẳng định quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành tựu và hạn chế của đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NAY ĐỖ PHƯƠNG THẢO Ban Tuyên giáo Trung Ương Email: Dophuongthao@btgtw.vn Tóm tắt: Bài báo tập trung làm rõ những thành tựu và hạn chế trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay. Đồng thời khẳng định quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Một số kết quả đáng chú ý của giáo dục, đào tạo được khảo sát cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục, đào tạo, hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện quá trình đổi mới căn bản, toàn diện vô cùng quan trọng này. Từ kết quả này, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của chính sách đổi mới trong giáo dục, để khắc phục, hướng tới kết quả toàn diện, hiệu quả hơn. Từ khoá: Giáo dục, đào tạo, đổi mới, thành tựu, hạn chế.1. ĐẶT VẤN ĐỀNăm 2023 đánh dấu 10 năm ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, 5 năm thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày30/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI. Vớiquan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và củatoàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội... một số kết quả đáng chú ý của giáo dục, đào tạo thời gian quakhẳng định sự cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục, đào tạo, hệ thống chính trị và toàn xã hội trongviệc triển khai thực hiện quá trình đổi mới căn bản, toàn diện vô cùng quan trọng này.2. NỘI DUNG2.1. Những thành tựu đạt được2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực giáo dụcTrong quá trình triển khai Nghị quyết 29, Ban Bí thư khóa XI ban hành Kết luận số 94-KL/TWngày 28/3/2014 về “Tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốcdân”; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa chothế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày15/5/2016 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết được Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngànhtriển khai tích cực nhằm tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để thực hiện đổi mới căn bản,toàn diện GD&ĐT: Quốc hội xây dựng Chương trình hành động, ban hành Luật Giáo dục nghềTạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếISSN 1859-1612, Số 4(64)A/2022: tr.108-118Ngày nhận bài: 05/9/2022; Hoàn thành phản biện: 15/9/2022; Ngày nhận đăng: 16/9/2022THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM... 109nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 vềđổi mới chương trình và sách giáo khoa (CT&SGK) giáo dục phổ thông mới, Nghị quyết số51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 về điều chỉnh lộ trình thực hiện CT&SGK giáo dục phổ thôngmới; dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dụcđại học. Công tác giám sát việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội được tiến hành kháthường xuyên.Chính phủ ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 về Chương trình hành động thựchiện Nghị quyết 29 với 18 đề án, phân công các bộ, ngành triển khai thực hiện; sửa đổi, bổ sungvà ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 29;hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành thực hiện 18 đề án. Thủ tướng Chính phủ thành lậpỦy ban Quốc gia đổi mới GD&ÐT; củng cố Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực;ban hành Quyết định số 404/QÐ-TTg ngày 27/3/2015 về đổi mới CT&SGK giáo dục phổ thông;ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 về “đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Nghị quyết số51/2017/QH14 và Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội.Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã xây dựng kế hoạch thựchiện, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tích cực hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các c ...