Danh mục tài liệu

Thành tựu và vấn đề trong đảm bảo quyền con người của Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.66 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thành tựu và vấn đề trong đảm bảo quyền con người của Việt Nam mô tả, phân tích những quy định của pháp luật, cũng như những thành tựu về đảm bảo quyền con người mà Việt Nam đạt được. Ngoài ra, nghiên cứu còn mang lại cái nhìn tổng quan về thực trạng bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành tựu và vấn đề trong đảm bảo quyền con người của Việt Nam DOI: 10.56794/KHXHVN.4(184).3-10 Thành tựu và vấn đề trong đảm bảo quyền con người của Việt Nam Nguyễn Anh Cường*, Nguyễn Duy Quý**, Đặng Văn Khoa*** Nhận ngày 23 tháng 1 năm 2023. Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm 2023. Tóm tắt: Quyền con người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn của từng quốc gia, là mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế. Thực tiễn chứng minh rằng sự đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để các quyền con người, quyền công dân được thực hiện. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thường được biết đến có những đặc trưng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, được chế ước trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhưng những đặc trưng đó là thế nào và làm thế nào nó có thể đảm bảo được cho quyền con người ở Việt Nam? Trong quá trình đảm bảo quyền con người đó thì vấn đề gì cần quan tâm giải quyết? Để trả lời những câu hỏi đó, bài viết mô tả, phân tích những quy định của pháp luật, cũng như những thành tựu về đảm bảo quyền con người mà Việt Nam đạt được. Ngoài ra, nghiên cứu còn mang lại cái nhìn tổng quan về thực trạng bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Đặc trưng bảo đảm quyền con người, Nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Phân loại ngành: Chính trị học Abstract: An issue of concern to the international community is human rights, which have an indispensable place in theoretical and applied research in every nation. Applying this principle has demonstrated that the guarantee provided by law is one of the essential prerequisites for actualizing civil and human rights. In Vietnam, the socialist rule-of-law state is well-known for its characteristics that ensure the people hold power. These characteristics are codified within the Constitution and the country's legal framework. Nevertheless, what are these characteristics, and how can they ensure respect for human rights in Vietnam? What aspects of human rights protection require attention from us as a society? The provisions of the law and the achievements that Vietnam has made in ensuring human rights are described and analyzed in the article to answer the questions raised. In addition, the study presents a general summary of the current situation regarding the protection of human rights in Vietnam. Keywords: Features of ensuring human rights, The State of Vietnam, Communist Party of Vietnam, Constitution and laws of Vietnam Subject classification: Political science 1. Đặt vấn đề Với truyền thống cố kết cộng đồng, trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ ra rằng nước nhà có độc lập thì người dân Việt Nam mới có quyền tự do. Thực tiễn ở Việt Nam, quá trình giải quyết vấn đề quyền con người là thông qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, quyền con người chỉ có trong độc lập dân tộc. Quan điểm xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập đến nay luôn coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển quốc gia, dân tộc. Là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Nhà nước Việt * Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: nguyenanhcuong@ussh.edu.vn ** Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. *** Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 3 Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 - 2023 Nam đã tham gia tích cực trong nhiều hoạt động chung của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, thúc đẩy và bảo đảm các vấn đề liên quan đến quyền con người. Quan điểm và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử là tôn trọng, và bảo đảm quyền con người: “Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, được pháp luật ghi nhận, nhằm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền sống, tự do, hạnh phúc của mỗi con người và dân tộc Việt Nam” (Nguyễn Thanh Tuấn, 2014: 17). Nội dung bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được khẳng định, trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Hồ Chí Minh, 2011: 581) và được chế định trong Hiến pháp năm 1946: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa” (Quốc hội, 2012: 13). Với phương pháp phân tích tài liệu liên quan đến nội dung về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền con người, đảm bảo quyền con người được thể hiện qua các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu sẽ tập trung vào một số nội dung chính như: (1) Đặc trưng đảm bảo quyền con người của Nhà nước Việt Nam; (2) Thành tựu đạt được trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; (3) Vấn đề đặt ra trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. 2. Đặc trưng đảm bảo quyền con người của Nhà nước Việt Nam Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, bản chất và đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được cụ thể hóa: “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Quốc hội, 2021: 9). Từ bản chất nói trên, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã xây dựng và thực thi thể chế liên quan đến quyền con người, cụ thể: Thứ nhất, đường lối, chủ trương, Hiến pháp, pháp luật và những chính sách liên quan đến lĩnh vực quyền con người không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, thể hiện qua: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011. Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội qua các giai đoạn 1991-2000, 2001-2010 và 2011-2020. Thứ hai, những đường lối chủ trương, chính sách pháp luật riêng về quyền con người được thể hiện qua: Chỉ thị 12/CT/TW ngày 12/07 ...