Danh mục tài liệu

THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực thể: Manh mối đặc bịêt trong khám thực thể bệnh nhân rối loạn sắc tố có thể nhận định căn nguyên đặc hiệu do thuốc. Phân phối đặc trưng của sắc tố và có hay không có biểu hiện trên sụn và niêm mạc là các manh mối quan trọng khi khám thực thể. *Rất quan trọng, thay đổi sắc tố do thuốc thường có các phân bố định khu đặc trưng (thí dụ, vùng trước xương chày hoặc vùng mô sẹo) và có thể gây rối loạn sắc tố rõ ràng ở các vùng trãi đều với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 2) THAY ĐỔI SẮC TỐ DO THUỐC (DRUG-INDUCED PIGMENTATION) (Kỳ 2) oooOOOooo 2-Thực thể: Manh mối đặc bịêt trong khám thực thể bệnh nhân rối loạn sắc tố có thểnhận định căn nguyên đặc hiệu do thuốc. Phân phối đặc trưng của sắc tố và có haykhông có biểu hiện trên sụn và niêm mạc là các manh mối quan trọng khi khámthực thể. *Rất quan trọng, thay đổi sắc tố do thuốc thường có các phân bố định khuđặc trưng (thí dụ, vùng trước xương chày hoặc vùng mô sẹo) và có thể gây rối loạnsắc tố rõ ràng ở các vùng trãi đều với ánh nắng, niêm mạc miệng, củng mạc, sụn,và/hoặc móng. -Rối loạn sắc tố rải rác (patchy dyspigmentation) thường gia tăng khi tiếpxúc ánh nắng và rồi thì dẩn đến xuất hiện ở các vùng trãi đều với ánh nắng trênmặt, cổ, vùng chữ V ở ngực, sau lưng, phần xa của tứ chi. Các thuốc đặc trưngnhư amiodarone, daunorubicin, muối vàng, methotrexate, psoralen, 5-fluorouracilthường gây tăng sắc tố dạng phân bố định khu này. -Rối loạn sắc tố toàn thể, ngược lại, thường xảy ra đồng nhất và trãi dàikhắp cơ thể Các thay đổi loại này gặp khi dùng minocycline và có thể cũng gặp ởcác bệnh lý chuyển hóa hoặc nội tiết khác như bệnh Addison hoặc thiểu năngtuyến giáp. -Các loại thuốc khác gây bệnh tiên phát tùy theo vùng cơ thể, như là lòngbàn tay và lòng bàn chân, niêm mạc miệng, răng ; thông thường, các thay đổi sắctố thường trầm trọng ở địa điểm dùng thuốc, như thấy với sắt, bạc, hydroquinonedạng thoa, hydroxyurea. -Các loại thuốc có tính kích thích khác nhau và có thể không là nguyênnhân thường gặp nhưng có tiên lượng sẽ gây thay đổi sắc tố, như là trường hợpthay đổi sắc tố dạng tiêm mao (flagellate) gây ra do bleomycin. *Rối loạn sắc tố da do thuốc thường được mô tả bởi hiện diện các tổnthương có sắc tố bất thường các thuốc như amiodarone, clofazimine, hoặc kim loạinặng dùng hàng ngày gây mất sắc tố da có màu lam-xám (slate-gray), xanh dương,màu vàng hoặc đỏ. *Bệnh gai đen (acanthosis nigricans) có thể nhầm lẩn (mistake) với tăngsắc tố bởi vì có các đốm và các mảng đen như nhung (dark velvety patche) ở nách,bẹn, cổ, sau lưng. Sắc tố đen gây ra do xếp nếp của thượng bì và tăng sừng. Mộtsố thuốc, như là somatotrophin, testosterone, nicotinic acid, thuốc ngừa thai dạnguống, insulin...có thể liên quan với phát triển bệnh gai đen. *Cuối cùng, thay đổi sắc tố do thuốc có thể biểu hiện nổi bật hơn sự tăngsắc tố hoặc mất sắc tố do các căn nguyên khác. 3-Thử nghiệm: 3.1.Xét nghiệm Labo: -Có nhiều bệnh lý nội tiết và chuyển hóa gây ra thay đổi sắc tố mà chúngxuất hiện tương tự như các căn nguyên liên quan đến thuốc; thường phát hiện tốtqua các thử nghiệm phát hiện các rối loạn về đột biến di truyền hoặc nội tiết tố,các rối loạn điện giải. -Bệnh Addison là hội chứng suy tuyến thượng thận, và các biểu hiện da củachúng có thể bao gồm rối loạn sắc tố màu xám ở da, niêm mạc, nếp gấp da, môsẹo,... có tính lan tỏa. Rối loạn sắc tố da có liên quan đến thuốc gây ra do kết quảthử nghiệm có bất thường trong huyết thanh, gồm có giảm Natri máu, tăng Kalimáu, lượng cortisol trong huyết thanh thấp, và đáp ứng không thỏa đáng với testkích thích corticotrophin. -Bệnh nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis) và bệnh Wilson có biểu hiện rốiloạn sắc tố da màu ánh kim loại xanh-xám, lan tỏa toàn thân; khi tiền sử gia đìnhvà các hệ thống khác không biết được gì, cần định lượng ferritin và trans-ferritin,Cu huyết thanh hoặc ceruloplasmin có thể giúp xác định chẩn đoán. -Vàng da xảy ra khi lượng bilirubin huyết thanh lớn hơn 3mg/dL; lượngbilirubin huyết thanh bất thường có thể giúp xác định rối loạn sắc tố có màu vàngtrên da, kết mạc, củng mạc, niêm mạc miệng từ các rối loạn sắc tố đôi khi gây rado thuốc chống sốt rét mepacrine và quinacrine. -Kết quả của test đánh giá chức năng tuyến giáp bình thường giúp loại trừThiểu năng giáp trạng (gây rối loạn sắc tố màu vàng toàn thân). 3.2.Mô học: Có rất nhiều hình ảnh mô học về thay đổi sắc tố do thuốc đã được báo cáo.Các bất thường mô học thay đổi tuỳ theo thuốc đặc hiệu và đã được mô tả như :tăng sắc tố ở lớp tế bào đáy, có sắc tố quá mức trong lớp bì, tích tụ các đại thựcbào chứa đầy sắc tố nằm quanh các mạch máu và các tuyến mồ hôi nước (eccrinegland). Các sắc tố bên trong các đại thực bào có thể (+) khi nhuộm Fontana-Masson, chỉ định cho hiện diện melanin, hoặc có thể (+) khi nhuộm xanh PerlsPrussian, chỉ định cho hiện diện chất sắt; có khi cả hai kết quả có thể (+) với cả haiphương pháp nhuộm. -Các phản ứng type I do Minocycline xác định qua các đại thực bào chứađầy sắc tố (pigment-laden) nằm trong lớp bì hoặc mô sẹo chỉ (+) khi nhuộm Perls.Các phản ứng type II do Minocycline xác định qua các đại thực bào chứa đầy sắctố nằm quanh các mạch máu và các tuyến mồ hôi nước bằng cả hai phương phápnhuộm Fontana-Masson và Perls, chỉ dịnh cho hiện diện cả melanin và sắt. Cácphản ứng type III do Minocycline đặc trưng bởi sự hiện diện sắc tố melanin ở lớptế bào đáy của thượng bì. -Sắc tố của amiodarone là kết quả của dạng phân tán cảm quang của fuscineái mỡ với sự tích tụ các thể lysosome trong các đại thực bào. Các hạt này bêntrong các đại thực bào nhuộm (+) với phương pháp nhuộm chu kỳ acid-Schiff. -Sắc tố của Phenothiazine là kết quả của sự tích tụ các đại thực bào chứađầy sắc tố quanh các mạch máu nông. Các đại thực bào này chỉ nhuộm bằngphương pháp Fontana-Masson, không nhuộm Perls. -Sắc tố liên quan đến có thuốc hóa trị liệu có thể là kết quả từ viêm da trênbề mặt, gây tăng quá mức sắc tố. -Sắc tố của các thuốc chống sốt rét xác định qua các hạt sắc tố ngoại bào vàbên trong các đại thực bào ở ...