
Thế nào là mồ hôi trộm?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thế nào là mồ hôi trộm? Nguồn: vietgioitinh.net Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em Thế nào là mồ hôi trộm? Tuyến mồ hôi (MH) được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thầnkinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến MH thải ra nhiều MH. Nhưng khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận độngnào, đặc biệt là ban đêm mà đổ MH thì dân gian gọi là MH trộm. MH thường ra nhiềunhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến MH nằmdưới da. Thành phần MH được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và cácchất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài. Khi MH ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽmất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi,người mệt hơn. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thểtrẻ sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của trẻ để tìm cáchkhắc phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cho trẻ tắm nắng để cung cấp vitamin D. Nguyên nhân ra MH trộm Chứng ra MH trộm này thường hay gặp ở những trẻ con thiếu vitamin D tronggiai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấchay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra MH ở trán,gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều MH lúc ngủ (MH trộm) nên trẻ hay rụngtóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệxương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn,những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi khôngcó chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịunên rất dễ toát MH. Khi đó ra MH trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cảithiện môi trường nơi bé ngủ. Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện.Bởi MH bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Biện pháp khắc phục Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cáchsử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngàycó ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bébằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để chocàng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳngvới ánh sáng mặt trời chiếu vào. Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râmvà luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Nên cho trẻ ăn nhiều loạirau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạnchế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng. Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều MH, có thể gâyngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho trẻ uống ac-ti-sô, củ sen, bột sắn dây, hay bài thuốclục vị ẩm…
Tài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
9 trang 84 0 0
-
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 51 0 0 -
13 trang 50 0 0
-
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 49 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 48 0 0 -
Những nguyên lý cơ bản của An toàn Sinh học
15 trang 44 0 0 -
Phương pháp Chăm sóc trẻ tự kỷ
5 trang 44 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0 -
Trẻ dị ứng sữa: chậm chữa là nguy!
4 trang 44 0 0 -
'Chế độ' đặc biệt giúp con học thi đạt điểm cao
3 trang 43 0 0 -
10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì
6 trang 42 0 0 -
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 1
21 trang 42 0 0