Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm.), là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật như kenjutsu. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được phát triển bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản để "chuẩn hóa các đặc điểm con người thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc của Katana (Kiếm cầm tay tiêu chuẩn của Nhật Bản)" ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thể thao võ thuật – Kendo Thể thao võ thuật – KendoKendo (Nhật: 剣道 (劍道) (Kiếm đạo)/ けんどう Kendo?, Ken có nghĩa là kiếm, Do cónghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm.), là một môn võ thuật đánh kiếmhiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật nhưkenjutsu. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được phát triển bởi Liên đoàn Kendo NhậtBản để chuẩn hóa các đặc điểm con người thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc củaKatana (Kiếm cầm tay tiêu chuẩn của Nhật Bản) Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trịvõ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có ngườichuộng phần thể thao.Mục lục 1 Lịch sử 2 Võ phục và dụng cụ tập luyện 2.1 Dụng cụ tập luyện o 2.2 Võ phục o 3 Tập luyện 3.1 Mục đích tập luyện của Kendo o 4 Liên kết ngoài 5 Chú thích Lịch sửKhi nhìn lại lịch sử của Kendo, có nhiều mốc quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.Điểm đầu tiên là sự hình thành của kiếm Nhật. Kiếm Nhật có hình dạng như ngày nayđược xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ 11 (Giữa thời kỳ Heian (794-1185), nó cólưỡi sắc bén với sống hơi cong lên (được gọi là Shinogi). Nguyên bản của nó có lẽ đượcmô phỏng từ vũ khí của những người kỵ binh trong cuộc chiến tranh ở phía bắc Nhật Bảntrong suốt thế kỷ thứ 9. Kể từ đó, kiếm Nhật được sử dụng rộng rãi và kỹ thuật rèn kiếmcũng được phát triển một cách nhanh chóng trong suốt giai đoạn đầu của thời đại cácSamurai (Cuối thời kỳ Kamakura ở thế kỷ thứ 13).Sau khi cuộc chiến tranh Onin xảy ra vào nửa cuối thời kỳ Muromachi (1392-1573),nước Nhật đã rơi vào tình trạng hỗn loạn suốt hơn 100 năm. Trong suốt giai đoạn này, rấtnhiều võ đường dạy Kenjutsu đã được thành lập. Vào năm 1543, súng trường đã đượcmang vào Tanegashima (một hòn đảo nằm ở phía cực nam của Nhật Bản). Kiếm Nhật lúcđó vẫn được rèn theo phương pháp đúc Tatarafuki với bột sắt chất lượng cao thu đượctrên những bãi bồi ven sông. Tuy nhiên không lâu sau đó, một số lượng súng lớn cũngđược sản xuất ra thành công nhờ sử dụng loại bột sắt này với cùng phương pháp đúc. Vớikết quả này, những cuộc chiến với giáp trụ nặng dù chiếm ưu thế trước đó nhưng nay đãnhanh chóng chuyển sang những cuộc đối đầu tay đôi nhẹ hơn. Từ những kinh nghiệmchiến đấu thực tế như vậy đã dẫn đến sự phát triển và chuyên môn hoá cho việc rèn kiếmcũng như những kỹ thuật rèn kiếm bằng tay một cách tinh xảo và những kỹ thuật này vẫnđược lưu truyền cho đến ngày nay thông qua các võ đường, các lò khác nhau, chẳng hạnnhư phái Shikage-ryu và phái Itto-ryu.Nhật Bản bước vào giai đoạn tương đối thanh bình bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kỳEdo (1603-1867). Trong suốt giai đoạn này, kiếm thuật đã được chuyển biến từ những kỹthuật giết người sang việc phát triển hoàn thiện con người thông qua tư tưởng (đạo), ví dụnhư Katsunin-ken không chỉ bao hàm những lý thuyết về những đường kiếm mạnh mẽmà nó còn bao hàm những tư tưởng về đời sống kỷ luật của các Samurai. Những tư tưởngnày đã được biên soạn công phu, tỉ mỉ trong những cuốn sách nói về nghệ thuật chiến đấuở giai đoạn đầu của thời kỳ Edo. Ví dụ như: cuốn Heiho Kadensho của Yagyu Munenori;cuốn Fudochi Shinmyoroku của Priest Takuan và được giải thích lại rõ ràng trong cuốnsách của Yagyu Munenori là “Ken to Zen” (Kiếm pháp và Phật giáo); hay như cuốn“Gorin-no-sho” của Miyamoto Musashi. Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách khác vềnhững học thuyết kiếm đạo được phổ biến trong suốt giai đoạn giữa và nửa cuối của thờikỳ Edo. Rất nhiều trong số đó đã trở nên kinh điển và có ảnh hưởng lớn đến những ngườitập Kendo ngày nayNhững cuốn sách này được phổ biến nhằm truyền đạt đến các Samurai sống mà khôngquan tâm đến cái chết. Các Samurai đã hàng ngày nghiên cứu những cuốn sách và đượctruyền đạt những tư tưởng này, sống một cuộc sống khổ hạnh, trao dồi tu dưỡng tư tưởngvà dâng hiến bản thân mình cho cái hay, cái đẹp của võ đạo, học để phân biệt giữa cáiđẹp và cái xấu, học để trong trường hợp khẩn cấp sẵn sàng dâng hiến sinh mạng của mìnhcho gia tộc và chủ nhân của mình. Tinh thần Bushido (võ sỹ đạo) được hình thành trongsuốt giai đoạn này và được phát triển trong suốt 246 năm thanh bình của thời kỳTokugawa. Thậm chí sau sự sụp đổ của chế độ phong kiến, tinh thần võ sỹ đậo đó vẫntồn tại trong tư tưởng của người Nhật Bản.Khi giai đoạn hoà bình vẫn được tiếp tục, trong khi Kenjutsu phát triển thêm nhiều kỹthuật đẹp mắt mới được đúc kết từ những kỹ thuật chiến đấu thực tế, NaganumaShirozaemon-Kunisato của phái Jiki-shinkage đã thành lập và phát triển ra một kỹ thuậtđánh kiếm mới. Trong suốt thời kỳ Shotoku (1711-1715) Naganuma đã phát triển raKendo-gu (các phương tiện bảo vệ) và sáng lập ra phương pháp huấn luyện sử dụngShinai (kiếm tre). Đây chính là tiền thân của Kendo ngày nay. Sau đó, trong suốt thời kỳHoreki (1751-1764 ...
Thể thao võ thuật – Kendo
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 290.93 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kendo các môn võ thuật các môn thể thao thể thao võ thuật thể thao đồng độiTài liệu có liên quan:
-
Các phái võ ở Việt Nam - Bạch long chiến đạo
9 trang 32 0 0 -
8 trang 31 0 0
-
Văn hóa trang phục trên sân golf
7 trang 30 0 0 -
Phương pháp dạy thể dục thể hình
54 trang 30 0 0 -
10 trang 29 0 0
-
Các kiểu chơi bài Tây – Bài tá lả
5 trang 28 0 0 -
6 trang 27 0 0
-
Thể thao đồng đội – Môn Bóng chuyền
25 trang 27 0 0 -
Phái võ ở Việt Nam Võ Nhất Nam
6 trang 27 0 0 -
5 trang 26 0 0