nội dung phần 2 của "thị trường và đạo đức" trình bày về vấn đề hợp tác tự nguyện và lợi ích cá nhân, xung đột quyền lợi trong vùng đất của những người quân tử, sự cân bằng quyền lợi cá nhân, đạo lí của bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
thị trường và đạo đức - phần 2Phần IIHỢP TÁC TỰ NGUYỆN VÀ LỢI ÍCH CÁ NHÂNNghịch lý và đức hạnhMao Vu ThứcTrong tiểu luận này, Mao Vu Thức (茅于轼), một nhà kinh tế học và đồng thời cũng là một doanh nhânngười Trung Quốc, trình bày kiến giải của mình về vai trò của thị trường trong việc tạo lập sự hài hòavà hợp tác. Ông làm nổi bật lợi ích của việc tìm cách hạ giá thành và kiếm lời do những người thamgia vào quá trình trao đổi thực hiện bằng cách so sánh hành vi “tự tư tự lợi” với những huyền thoại mànhững người phê phán chủ nghĩa tư bản đã tạo ra. Ông đưa ra các thí dụ từ di sản văn học Trung Quốccũng như từ kinh nghiệm của mình (cũng là kinh nghiệm của hàng triệu người Trung Quốc trong cuộcthí nghiệm bài trừ chủ nghĩa tư bản kinh hoàng ở nước này).Xung đột quyền lợi trong Vùng đất của những người quân tửKhoảng giữa thế kỉ XVIII và XIX một nhà văn Trung Quốc tên là Li Ruzhen đã viết một cuốn tiểuthuyết với nhan đề Hoa trong gương (Flowers in the Mirror). Cuốn sách kể về một người tên là TangAo vì bị thất bại trong công việc làm ăn cho nên đã theo người anh rể xuất ngoại. Trong cuộc du hànhnày, anh ta đã đi qua nhiều nước có phong cảnh rất kì thú. Nước đầu tiên họ đến thăm có tên là Vùngđất của những người quân tử (The Land of Gentlemen).Tất cả những người ở Vùng đất của những người quân tử đều sẵn sàng chịu thiệt để chắc chắn làmngười khác được lợi. Chương 11 kể về một anh sai nha (Li Ruzhen cố tình sử dụng nhân vật mà ngườiTrung Quốc xưa từng quan niệm, lúc đó sai nha có nhiều đặc quyền đặc lợi và hay bắt nạt dân chúng)đi mua hàng:Sau khi đã xem xét một số hàng hóa, anh sai nha này bảo người bán hàng: “Anh ơi, hàng của anh tốtquá mà giá lại rẻ quá. Làm sao tôi có thể an tâm khi anh tỏ ra hào phóng đến như thế? Nếu anh khôngnâng giá lên thì chúng tôi đành không mua nữa vậy”.Người bán hàng đáp: “Có ông đến là chúng tôi mừng rồi. Người ta thường nói người bán thì đẩy giálên trời còn người mua thì hạ xuống sát đất. Giá của tôi đã cao ngất trời rồi mà ông còn muốn tôi tăngnữa. Tôi khó mà đồng ý được. Xin ông đến cửa hàng khác mà mua vậy”.Sau khi nghe người bán nói như thế, anh sai nha bảo: “Anh đã ra giá thấp cho những món hàng chấtlượng cao thế này. Thế có phải là anh bị thiệt không? Chúng ta không được lừa dối và phải bình tĩnh.Không phải là mỗi chúng ta đều biết tính toán cả hay sao”. Sau một hồi tranh cãi mà người bán vẫnkhăng khăng không chịu nâng giá, còn anh sai nha thì phát bực và chỉ mua một nửa số hàng đã chọn màthôi. Nhưng người bán hàng cản đường không cho anh ta đi ra. Đúng lúc đó thì có một ông lão đingang qua. Sau khi cân nhắc tình hình, ông già này giải quyết bằng cách buộc anh cảnh sát phải mua80% số hàng mà anh ta đã chọn.Tiếp theo là câu chuyện mua bán giữa khách hàng cho rằng giá quá thấp mà chất lượng lại cao, trongkhi người bán khẳng định rằng hàng không còn tươi cho nên chỉ được coi là chất lượng bình thường.Cuối cùng người mua chọn những món hàng có chất lượng xấu nhất. Đám đông đứng gần đó kết ánngười này là “chơi không đẹp”, anh ta đành phải lấy một nửa hàng có chất lượng cao và một nửa chấtlượng thấp. Trong vụ giao dịch thứ ba thì hai bên cãi nhau về trọng lượng và chất lượng bạc được đemra thanh toán. Bên trả nợ khẳng định rằng bạc của anh ta vừa kém về chất lượng vừa không đủ cânlạng, trong khi bên được trả nợ lại nói rằng bạc có chất lượng rất cao và đủ trọng lượng. Khi bên trảnợ đi rồi thì bên được trả nợ thấy rằng anh ta có trách nhiệm tặng số bạc mà anh ta cho là dư cho mộtngười ăn xin đến từ vùng đất xa xôi.Cuốn truyện này đặt ra hai vấn đề cần phải nghiên cứu.Thứ nhất, khi hai bên đều từ chối phần lợi nhuận mà họ được chia hay đều khẳng định rằng lợi nhuậncủa họ là quá cao thì sẽ có tranh cãi. Đa số những cuộc tranh cãi mà chúng ta gặp trong đời sống là dochúng ta theo đuổi quyền lợi của chính mình. Kết quả là chúng ta thường mắc sai lầm khi cho rằng nếuchúng ta chấp nhận quyền lợi của phía bên kia thì sẽ không còn tranh cãi. Nhưng như đã thấy, trongVùng đất của những người quân tử thì coi quyền lợi của phía bên kia làm cơ sở cho quyết định cũngdẫn tới xung đột và như vậy là chúng ta phải tìm cho ra cơ sở mang tính logic cho xã hội hài hòa vàhợp tác.Tiến thêm một bước nữa trong công việc nghiên cứu, chúng ta phải công nhận rằng trong công việckinh doanh của thế giới hiện thực cả hai bên đều tìm kiếm lợi ích của riêng mình và thông qua thươnglượng về các điều khoản (trong đó có giá cả và chất lượng) để đạt được thỏa thuận. Ngược lại, trongVùng đất của những người quân tử thỏa thuận như thế là bất khả thi. Trong cuốn truyện, tác giả phảiđưa vào một ông già và một người hành khất, thậm chí phải viện dẫn đến những biện pháp ép buộcmới có thể giải quyết được xung đột . Ở đây chúng ta gặp một chân lí quan trọng và sâu sắc: nhữngcuộc đàm phán, trong đó hai bên đều tìm kiếm lợi ích cá nhân của mình có thể đạt đến điểm cân bằng,trong khi nếu cả hai bên đều tìm kiếm lợi ích cho phía bên kia ...
thị trường và đạo đức - phần 2
Số trang: 41
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.09 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ebook Thị trường và đạo đức Hợp tác tự nguyện Lợi ích cá nhân Xung đột quyền lợi Sự cân bằng quyền lợi cá nhân Bất bình đẳng trong xã hội thị trườngTài liệu có liên quan:
-
Lợi ích nhóm với tính cách một khái niệm của triết học xã hội
8 trang 20 0 0 -
thị trường và đạo đức - phần 1
46 trang 19 0 0 -
5 trang 17 0 0
-
5 trang 15 0 0
-
4 trang 10 0 0
-
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu về mua bán người
12 trang 9 0 0