Danh mục tài liệu

Thiết kế các dạng nghiên cứu trường hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chủ đề Hệ sinh thái, thuộc phần Sinh thái học và môi trường (Sinh học 12)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.09 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thiết kế các dạng nghiên cứu trường hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chủ đề "Hệ sinh thái", thuộc phần "Sinh thái học và môi trường" (Sinh học 12)" trình bày khái niệm và cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề, khái niệm và các dạng NCTH; từ đó đề xuất quy trình thiết kế các dạng NCTH trong dạy học phần “Sinh thái học và môi trường” (Sinh học 12).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế các dạng nghiên cứu trường hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chủ đề "Hệ sinh thái", thuộc phần "Sinh thái học và môi trường" (Sinh học 12) VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(21), 14-18 ISSN: 2354-0753 THIẾT KẾ CÁC DẠNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ SINH THÁI”, THUỘC PHẦN “SINH THÁI HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG” (SINH HỌC 12) Đặng Thị Dạ Thủy1, 1Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; Nguyễn Thị Diệu Phương1,+, Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình 2 Lê Thị Thanh Hảo2 +Tác giả liên hệ ● Email: ntdphuong.dhsp@hueuni.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 22/8/2022 Case study is a teaching method in which learners conduct research on a Accepted: 27/9/2022 practical situation, analyze and solve research problems by themselves. Case Published: 05/11/2022 study is one of the effective teaching methods for developing students’ biology competencies as well as general competencies, especially the Keywords problem-solving capacity. This article proposes a 5-step process of designing Case studies, problem case studies in teaching the section “Ecology and environment” (Grade 12 solving competencies, Biology) and apply that process to design case studies to develop problem- Ecology and environment, solving capacity in teaching the topic “Ecosystems” within this section. The Grade 12 Biology research results help teachers build a system of case types and organise student research; thereby contributing to improving teaching quality, meeting the orientation of competency and quality-based educational methods in todays high schools.1. Mở đầu Nghiên cứu trường hợp (NCTH) là một phương pháp dạy học trong đó người học tự lực nghiên cứu, phân tíchvà giải quyết vấn đề (GQVĐ) của một trường hợp được lựa chọn trong thực tiễn, hình thức làm việc chủ yếu là hoạtđộng nhóm (Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2015). Việc vận dụng NCTH trong dạy học không những hìnhthành và phát triển năng lực sinh học mà còn phát triển các năng lực chung, đặc biệt là năng lực GQVĐ. Nội dung phần “Sinh thái học và môi trường” nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật vàgiữa sinh vật với môi trường tồn tại của nó ở những mức độ tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinhvật và hệ sinh thái (HST) cấp THPT (Bộ GD-ĐT, 2018b). Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học của các vấnđề môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường. Kiến thức ứng dụng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ tàinguyên và môi trường là những vấn đề thực tiễn để tổ chức HS NCTH. Vì vậy, GV cần nắm vững quy trình thiết kếcác dạng NCTH và sử dụng các dạng NCTH để tổ chức HS học tập phần “Sinh thái học và môi trường”, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của HS trong Chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 hiện nay. Bài báo trình bày khái niệm và cấu trúc của năng lực GQVĐ, khái niệm và các dạng NCTH; từ đó đề xuất quytrình thiết kế các dạng NCTH trong dạy học phần “Sinh thái học và môi trường” (Sinh học 12) nhằm phát triển nănglực GQVĐ của HS và ví minh họa cụ thể ở chủ đề “HST” thuộc phần này.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Năng lực giải quyết vấn đề Có nhiều cách định nghĩa về năng lực GQVĐ. “Năng lực GQVĐ là khả năng một cá nhân tham gia vào việc xửlí, nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề tại thời điểm đó chưa tìm ra được phương pháp giảiquyết rõ ràng. Nó bao gồm sự tự nguyện tham gia giải quyết tình huống để cá nhân đạt được tính phản xạ và xâydựng” (OECD, 2014). “Năng lực GQVĐ là khả năng cá nhân huy động kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm bản thânđể phát hiện vấn đề, tìm ra giải pháp và thực hiện GQVĐ một cách hiệu quả” (Phan Thi Thanh Hoi et al., 2018, tr539). Như vậy, có thể hiểu, năng lực GQVĐ là khả năng cá nhân huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, hành độngvà thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết có hiệu quả những tình huống có vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình,thủ tục, giải pháp thông thường. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ GD-ĐT, 2018a), cấu trúc nănglực GQVĐ của HS ở cấp THPT bao gồm 4 thành tố sau: 14 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(21), 14-18 ISSN: 2354-0753 ...

Tài liệu có liên quan: