Danh mục tài liệu

Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học phần chương trình, phương pháp dạy học Hóa học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 694.09 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày phát triển năng lực tự học là hết sức cần thiết đối với sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực, vấn đề phát triển năng lực tự học cho sinh viên, giới thiệu các nguyên tắc xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun để phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm phát triển năng lực tự học của sinh viên trong học phần chương trình, phương pháp dạy học Hóa họcThiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theomôđun nhằm phát triển năng lực tự học của SVtrong học phần Chương trình, phương pháp dạy học hóa học Phạm Thị Kiều DuyênTrường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà NộiTóm tắt Phát triển năng lực tự học (NLTH) là hết sức cần thiết đối với sinh viên (SV)các trường Đại học và Cao đẳng. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về năng lực,NLTH, vấn đề phát triển NLTH cho SV, bài báo đã giới thiệu các nguyên tắc xâydựng tài liệu tự học (TLTH) có hướng dẫn theo môđun và sử dụng TLTH cóhướng dẫn theo môđun để phát triển NLTH cho SV trường Đại học Giáo dục –Đại học Quốc Gia Hà Nội trong học phần Chương trình, phương pháp dạy họcHoá học. Keyword: Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun; Năng lực tự học; Chươngtrình, phương pháp dạy học Hóa học.1. Đặt vấn đề Mục 2 điều 40 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành ngày 01tháng 07 năm 2010 ghi rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác học tập, năng lực tự học, tự nghiêncứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện chongười học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấnđề tự học không chỉ trong các trường Đại học, Cao đẳng mà ngay cả ở bậc giáodục phổ thông. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều trường Đại học đã triểnkhai mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức đào tạo này cho phép SV tựchủ hơn trong việc học tập nhưng cũng đòi hỏi SV phải nâng cao ý thức tự học, tựnghiên cứu. Với yêu cầu đổi mới về dạy học tiếp cận năng lực người học thì vấnđề phát triển NLTH cho SV là một yếu tố rất quan trọng, góp phần vào việc nângcao chất lượng giáo dục đại học. Vậy NLTH là gì và làm thế nào để phát triểnNLTH cho SV trong dạy học hóa học?2. Nội dung2.1. Năng lực tự học của sinh viên2.1.1 Khái niệm về năng lực tự học OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) cho rằng: “Năng lực là khả năngcá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trongmột bối cảnh cụ thể ” [6]. Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn thì tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụngcác năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi cảđộng cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vựchiểu biết mới nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [5]. Sau khi tổng quan các tài liệu, chúng tôi sử dụng khái niệm “NLTH là khả năngtự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tựvới chất lượng cao”. NLTH của SV trong học phần Chương trình, phương pháp dạy học Hoá họclà khả năng thực hiện hoạt động học tập chuyên môn và nghiệp vụ học phầnChương trình, phương pháp dạy học Hoá học với chất lượng cao.2.1.2. Biểu hiện của năng lực tự học NLTH nằm trong nhóm các năng lực chung cần hình thành và phát triển choSV. NLTH có các biểu hiện sau: - Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và địnhhướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trungnâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêngcủa bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ họctập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phùhợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọcđược bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sungkhi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. - Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trìnhhọc tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vậndụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kếhoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập.2.1.3. Một số năng lực tự học môn Hoá học của SV [1] NLTH của SV gồm các năng lực thành phần và các mức độ thể hiện như sau: Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề: Năng lực này đòi hỏi SV phảinhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh các vấn đề của Hóa học từ nhiều gócđộ một cách có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình;phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn, xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cầngiải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lí cần phải khơi thông, khám phá, làm sángrõ,... Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ): Năng lực này bao gồm khả năng trình bàygiả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch GQVĐ; khảo sát cáckhía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị và kết luận. Năng lực xác định những quyết định đúng (ki ...

Tài liệu có liên quan: