Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí 11
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 439.02 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thiết kế và áp dụng một số trò chơi học tập môn Vật lí lớp 11, chứng minh tính hiệu quả thông qua thực nghiệm trò chơi và khảo sát ý kiến của HS đã trải nghiệm trò chơi cũng như ý kiến của giáo viên (GV) ở 06 lớp thuộc 2 trường THPT tại TP. Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí 11 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 496 (Kì 2 - 2/2021), tr 24-28 ISSN: 2354-0753 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 11 Đỗ Thị Phương Thảo1,+, Trường Đại học Cần Thơ; 2Sinh viên K42, Trường Đại học Cần Thơ 1 Phạm Minh Khánh1, +Tác giả liên hệ ● Email: dtpthao@ctu.edu.vn Trần Thị Phương Lan2 Article History ABSTRACT Received: 04/12/2020 Physics is often considered one of the difficult subjects that make many Accepted: 20/01/2021 students afraid. Teaching Physics effectively and interesting is something that Published: 20/02/2021 many teachers are always interested in. Teaching through games is one of the trends that many teachers are interested in because of the students ability to Keywords actively study. The article presents the design and application of some 11th game-based-learning, grade grade Physics learning games, proving its effectiveness through 11, students’ and teachers experimentation and surveys of students who have experienced the game as opinions, Physics. well as opinions of teachers in 06 classes of 2 high schools in Can Tho city. The results showed that the majority of students support this form of learning. 1. Mở đầu Theo quan điểm dạy học “lấy học sinh (HS) làm trung tâm”, trong cuốn sách “A different kind of classroom - Teaching with dimensions of learning”, tác giả Marzano (2006) đã đưa ra 5 định hướng cho việc dạy xuất phát từ 5 định hướng của việc học. Năm định hướng đó là: (1) Tạo bầu không khí học tập tích cực; (2) Tổ chức việc tiếp thu kiến thức trên cơ sở kết nối với kiến thức cũ; (3) Mở rộng và tinh lọc kiến thức; (4) Sử dụng kiến thức có ý nghĩa và (5) Tạo thói quen tư duy. Nếu được vận dụng hợp lí, trò chơi học tập (TCHT) có thể góp phần triển khai thực hiện 5 định hướng trên một cách hiệu quả. Tác giả Đặng Thành Hưng (2002) cho rằng, những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học phải tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất - tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi họ tham gia trò chơi. Thực tế, nhiều tác giả đã nghiên cứu về việc tổ chức các TCHT, tiêu biểu như Nguyễn Thị Bích Hồng (2014) đã trình bày về phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học, Trịnh Văn Đích (2019) đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, hay Phan Tấn Hùng (2020) đã nghiên cứu tổ chức TCHT theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học môn Địa lí lớp 11… Vật lí là môn học gắn liền với các hiện tượng khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống con người, tuy nhiên lại gắn với nhiều công thức, định luật, lí thuyết và khái niệm trừu tượng khiến cho việc học tập Vật lí đối với HS là thách thức không nhỏ. Các thách thức trong dạy học Vật lí đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu và đề cập (Wanda Kaminski & Marisa Michelini, 2010) và đã có khá nhiều nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả học tập Vật lí của HS (Catherine Brass et al., 2003). Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng TCHT vào dạy học Vật lí vì trò chơi là một trong những hoạt động học tập dễ khơi gợi hứng thú học tập của hầu hết mọi đối tượng. Thông qua các trò chơi, HS sẽ có thể lĩnh hội những tri thức vật lí một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập và ứng dụng các kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Vì thế, bài báo trình bày thiết kế và áp dụng một số TCHT môn Vật lí lớp 11, chứng minh tính hiệu quả thông qua thực nghiệm trò chơi và khảo sát ý kiến của HS đã trải nghiệm trò chơi cũng như ý kiến của giáo viên (GV) ở 06 lớp thuộc 2 trường THPT tại TP. Cần Thơ. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thiết kế trò chơi Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), có 3 cấp độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học, bao gồm: • Mức độ 1 - sử dụng trò chơi trước khi học: GV tổ chức cho người học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho sinh viên trước khi học tập. • Mức độ 2 - sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: GV tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. 24 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 496 (Kì 2 - 2/2021), tr 24-28 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Vật lí 11 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 496 (Kì 2 - 2/2021), tr 24-28 ISSN: 2354-0753 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 11 Đỗ Thị Phương Thảo1,+, Trường Đại học Cần Thơ; 2Sinh viên K42, Trường Đại học Cần Thơ 1 Phạm Minh Khánh1, +Tác giả liên hệ ● Email: dtpthao@ctu.edu.vn Trần Thị Phương Lan2 Article History ABSTRACT Received: 04/12/2020 Physics is often considered one of the difficult subjects that make many Accepted: 20/01/2021 students afraid. Teaching Physics effectively and interesting is something that Published: 20/02/2021 many teachers are always interested in. Teaching through games is one of the trends that many teachers are interested in because of the students ability to Keywords actively study. The article presents the design and application of some 11th game-based-learning, grade grade Physics learning games, proving its effectiveness through 11, students’ and teachers experimentation and surveys of students who have experienced the game as opinions, Physics. well as opinions of teachers in 06 classes of 2 high schools in Can Tho city. The results showed that the majority of students support this form of learning. 1. Mở đầu Theo quan điểm dạy học “lấy học sinh (HS) làm trung tâm”, trong cuốn sách “A different kind of classroom - Teaching with dimensions of learning”, tác giả Marzano (2006) đã đưa ra 5 định hướng cho việc dạy xuất phát từ 5 định hướng của việc học. Năm định hướng đó là: (1) Tạo bầu không khí học tập tích cực; (2) Tổ chức việc tiếp thu kiến thức trên cơ sở kết nối với kiến thức cũ; (3) Mở rộng và tinh lọc kiến thức; (4) Sử dụng kiến thức có ý nghĩa và (5) Tạo thói quen tư duy. Nếu được vận dụng hợp lí, trò chơi học tập (TCHT) có thể góp phần triển khai thực hiện 5 định hướng trên một cách hiệu quả. Tác giả Đặng Thành Hưng (2002) cho rằng, những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học phải tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất - tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi họ tham gia trò chơi. Thực tế, nhiều tác giả đã nghiên cứu về việc tổ chức các TCHT, tiêu biểu như Nguyễn Thị Bích Hồng (2014) đã trình bày về phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học, Trịnh Văn Đích (2019) đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, hay Phan Tấn Hùng (2020) đã nghiên cứu tổ chức TCHT theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học môn Địa lí lớp 11… Vật lí là môn học gắn liền với các hiện tượng khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống con người, tuy nhiên lại gắn với nhiều công thức, định luật, lí thuyết và khái niệm trừu tượng khiến cho việc học tập Vật lí đối với HS là thách thức không nhỏ. Các thách thức trong dạy học Vật lí đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu và đề cập (Wanda Kaminski & Marisa Michelini, 2010) và đã có khá nhiều nghiên cứu nhằm tăng cường hiệu quả học tập Vật lí của HS (Catherine Brass et al., 2003). Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng TCHT vào dạy học Vật lí vì trò chơi là một trong những hoạt động học tập dễ khơi gợi hứng thú học tập của hầu hết mọi đối tượng. Thông qua các trò chơi, HS sẽ có thể lĩnh hội những tri thức vật lí một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập và ứng dụng các kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Vì thế, bài báo trình bày thiết kế và áp dụng một số TCHT môn Vật lí lớp 11, chứng minh tính hiệu quả thông qua thực nghiệm trò chơi và khảo sát ý kiến của HS đã trải nghiệm trò chơi cũng như ý kiến của giáo viên (GV) ở 06 lớp thuộc 2 trường THPT tại TP. Cần Thơ. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thiết kế trò chơi Theo Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), có 3 cấp độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học, bao gồm: • Mức độ 1 - sử dụng trò chơi trước khi học: GV tổ chức cho người học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho sinh viên trước khi học tập. • Mức độ 2 - sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: GV tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. 24 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 496 (Kì 2 - 2/2021), tr 24-28 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Thiết kế chương trình dạy học Trò chơi học tập Dạy học Vật lí 11 Trò chơi giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 271 2 0 -
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 257 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 209 0 0 -
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 198 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 176 0 0 -
7 trang 150 0 0
-
6 trang 119 0 0