![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học chủ đề “Nấm” (Khoa học 4)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học chủ đề “Nấm” (Khoa học 4) VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(18), 41-46 ISSN: 2354-0753 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NẤM” (KHOA HỌC 4) Phan Thị Hồng The, Phạm Việt Quỳnh+, Ngô Thị Kim Hoàn, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Nguyễn Hồng Chiến, +Tác giả liên hệ ● Email: pvquynh@daihocthudo.edu.vn Nguyễn Thị Đón, Phạm Thị Hiền Anh Article history ABSTRACT Received: 12/7/2024 In the 2018 General Education curriculum, Science is a compulsory subject. Accepted: 09/8/2024 To enhance the quality of teaching Science in general, and the topic “Fungi” Published: 20/9/2024 in 4th-grade Science in particular, various instructional methods can be employed, including project-based learning, experiential learning, and Keywords integrated STEM (Science, Technology, Engineering, and Mathematics) STEM education, Science, teaching. Organizing STEM activities helps students apply their knowledge “fungi” topic, primary school to real-life situations, fostering the development of their character and students competencies. The research proposes a process for designing and organizing STEM educational activities in teaching the “Fungi” topic (Science 4), accompanied by illustrative examples. The research contributes to improving the quality of teaching and learning in the Science subject, while also supporting teachers in effectively applying the STEM approach in practical teaching at the primary school level.1. Mở đầu Trong những năm gần đây, mô hình giáo dục STEM đã trở thành xu hướng phổ biến và đang được triển khaimạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới (Thomas & Watters, 2015). Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trên toàn cầuđã và đang tập trung nghiên cứu về mô hình giáo dục STEM. Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp 4.0, việcphát triển giáo dục STEM không chỉ là nhu cầu tất yếu, mà còn là một chiến lược quan trọng của các quốc gia nhằmchuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp (English & King, 2015). Giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering,Mathematics) đã trở thành một phương pháp giảng dạy và học tập được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thếgiới. Tại Việt Nam, sự phát triển của lĩnh vực này có thể được theo dõi qua các sự kiện và hoạt động sau: từ các cuộcthi Robot dành cho HS khoảng năm 2010, hoạt động STEM sau đó đã được triển khai ở nhiều hình thức khác nhưCâu lạc bộ STEM, hội thi sáng tạo khoa học, và ngày hội STEM. Tuy nhiên, đến năm 2017, giáo dục STEM mớichính thức được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo quyết định của Bộ GD-ĐT (2018). Cùng vớiviệc triển khai trong thực tế giảng dạy, giáo dục STEM tại Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiêncứu, điển hình như: Cao Cự Giác và Nguyễn Thu Hằng (2023); Đinh Quang Báo và cộng sự (2022). Các nghiên cứunày góp phần làm phong phú nguồn tài liệu về giáo dục STEM, đồng thời thúc đẩy quá trình triển khai và ứng dụngphương pháp này trong giảng dạy tại Việt Nam. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, cấp tiểu học được coi là giai đoạn then chốt để triển khai giáo dục STEM.Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học STEM trong các môn học ở cấp tiểu học vẫn gặp nhiều khó khăn, phần lớn GV chưanắm vững quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục STEM. Đáng chú ý, hiện nay vẫn rất ít công trìnhnghiên cứu bàn về quy trình thiết kế và tổ chức dạy học STEM. Bài báo này sẽ trình bày khái lược về giáo dụcSTEM, mạch nội dung chủ đề “Nấm” thuộc môn Khoa học lớp 4, từ đó đề xuất xây dựng quy trình thiết kế và tổchức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho chủ đề này.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số khái niệm - STEM: Thuật ngữ STEM có nguồn gốc từ Mỹ khoảng những năm 90 của thế kỉ XX. STEM là cách viết tắt củacác từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học). Trong ngữcảnh giáo dục, đề cập tới STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các lĩnh vực Khoa 41 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(18), 41-46 ISSN: 2354-0753học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học; chú trọng đến dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM theo tiếp cận tíchhợp liên môn, gắn với thực tiễn, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học (Lê Huy Hoàng, 2021). - Giáo dục STEM: Tsupros và cộng sự (2009) cho rằng, giáo dục STEM là sự tích hợp liên môn trong quá trìnhdạy học. Các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực. Khi đó,HS áp dụng các kiến thức trong lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào tình huống có vấn đề để giảiquyết vấn đề. Giáo dục STEM về bản chất là trang bị cho người học kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan tới cáclĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến thức này không còn rời rạc mà được tích hợp, bổ trợcho nhau trong cùng một bài học giúp người học vừa hiểu nguyên lí, vừa biết thực hành tạo ra các sản phẩm trongđời sống thường ngày. Như vậy, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục STEM, nhưng tựu chung lại đềucó 2 đặc điểm nổi bật: Tính tích hợp liên môn và hoạt động thực hành. Giáo dục STEM có vai trò trong phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho HS, giúp GV rèn luyện tốt các kĩnăng như quan sát, thu thập dữ liệu, thiết kế thí nghiệm, phân tích và diễn giải kết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục STEM Tổ chức hoạt động giáo dục STEM Thiết kế hoạt động giáo dục STEM Dạy học chủ đề Nấm Dạy học Khoa học lớp 4 Tạp chí Giáo dụcTài liệu có liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học lớp 5
18 trang 2088 23 0 -
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 247 4 0 -
5 trang 217 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 207 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 191 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 trang 185 1 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 173 0 0 -
7 trang 142 0 0
-
6 trang 113 0 0
-
Thực trạng năng lực tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Vinh
5 trang 111 0 0 -
6 trang 107 0 0
-
61 trang 102 0 0
-
65 trang 92 0 0
-
6 trang 85 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 83 0 0 -
178 trang 75 0 0
-
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm
4 trang 71 2 0 -
5 trang 70 0 0