Danh mục tài liệu

Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 121.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quảng Trị hiện có một hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học như Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bắc Hướng Hoá, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…Ngoài ra còn có các khu rừng đặc dụng ven biển như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc  thiểu số Ngày cập nhật: 13/11/2009 2:53:56 CH (QT) - Quảng Trị hiện có một hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học như Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bắc Hướng Hoá, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…Ngoài ra còn có các khu rừng đặc dụng ven biển như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc. Tổng diện tích vùng lõi của các khu bảo tồn thiên nhiên (không kể Rú Lịnh và Trằm Trà Lộc) là 68.520 ha với vùng đệm bao gồm diện tích của 14 xã thuộc hai huyện Đakrông, Hướng Hoá có diện tích 97.622,4 ha. Tại các khu bảo tồn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới với 24 loài thực vật, 3 loài cá, 18 loài lưỡng cư, bò sát, 15 loài chim, 28 loài thú… Riêng huyện Đakrông là địa phương nằm trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng, có giá trị đa dạng sinh học cao. Vậy nhưng khu vực này được đánh giá là một trong những địa bàn nghèo của tỉnh với 83% dân số là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Điều kiện sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên. Cũng giống như nhiều vùng khác ở Việt Nam, rừng và đa dạng sinh học của Quảng Trị đang bị suy giảm vì những nguyên nhân khác nhau. Trong đó mối đe doạ chính của thực trạng suy thoái đa dạng sinh học là do mất sinh cảnh và sự chia cắt của sinh cảnh mà một phần do biến đổi khí hậu gây ra. Do vậy làm thế nào để giảm thiểu sự suy thoái của đa dạng sinh học hướng đến việc thiết lập một mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số bằng cách trang bị các kiến thức, kỹ năng và quyền hợp pháp để người dân tham gia quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực đầu nguồn huyện Đakrông là mục tiêu của dự án do Tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANDA) tài trợ. Theo đó, dự án đã triển khai các hợp phần cụ thể như tiến hành nghiên cứu đầy đủ các điều kiện kinh tế- xã hội và sinh thái tại vùng rừng đầu nguồn Đakrông. Hỗ trợ công tác giao đất, giao rừng cho người dân Vân Kiều, Pa Cô và đảm bảo có sự đồng thuận về quản lý tài nguyên rừng bền vững thông qua các thoả ước đồng quản lý. Cung cấp cho cộng đồng địa phương kiến thức, kỹ năng quản lý hiệu quả tài nguyên rừng và các hoạt động sinh kế bền vững. Hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng và tăng cường các chính sách và phương thức quản lý rừng. Nâng cao nhận thức về các lợi ích kinh tế, sinh thái, xã hội của rừng. Dự án đã chọn các địa bàn ưu tiên gồm các xã Tà Long, Hướng Hiệp, Húc Nghì, Triệu Nguyên để đầu tư xây dựng các mô hình điểm từ đó nhân rộng ra các địa bàn khác. Trước hết là tiến hành điều tra nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như mây, tre, cây thuốc, đót, lá cọ, mật ong và nấm. Uớc tính nguồn thu nhập LSNG từ rừng, xác định các cơ hội tiềm năng và những trở ngại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị khác nhau về các sản phẩm LSNG từ đó đề xuất phát triển các mô hình LSNG ở rừng tự nhiên cũng như ở vườn nhà để tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua các hoạt động trồng và khai thác bền vững. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển các ngành nghề giúp người dân có thể sử dụng nguồn LSNG tại địa phương để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. | Hỗ trợ công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng người dân Vân Kiều, Pa Cô tại các xã Húc Nghì, Triệu Nguyên. Sau khi tiến hành các đợt tập huấn nhằm cung cấp cho cán bộ kiểm lâm và cán bộ xã những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và thủ tục về giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong vùng dự án, kết quả đã giao 200 ha rừng sản xuất ở thôn Cợp, xã Húc Nghì và thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên với trữ lượng 11777 m3 gỗ; tiến hành cắm mốc ranh giới khu rừng và tiến hành cấp giấy CNQSD đất và rừng đến người dân 2 thôn. Mặc dù việc giao rừng tự nhiên trên địa bàn 2 xã nói trên mới bước vào thực hiện nên chưa thể đánh giá được hiệu quả nhưng bước đầu cho thấy người dân đã thực sự là chủ sở hữu của những cánh rừng và có trách nhiệm rõ ràng. Việc bảo vệ rừng đã được người dân quan tâm so với trước. Vì vậy chủ trương giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư bảo vệ và hưởng lợi là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền cơ sở, nên chủ trương này cần tiếp tục được nhân rộng nhằm bảo vệ vốn rừng hiện có. Sau khi người dân được giao rừng, dự án lại tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ làm giàu rừng. Trước hết là trang bị các kiến thức, kỹ năng về quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Áp dụng các kiến thức xây dựng mô hình điểm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Triệu Nguyên, Húc Nghì và Tà Long. Xây dựng các mô hình điểm để quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng làm cơ sở nhân rộng ra các địa bàn khác và cải thiện sinh kế cho người dân thông qua khai thác rừng bền vững. Theo đó cán bộ kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương tiến hành chỉ đạo thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng bằng phương pháp trồng bổ sung các loài cây có giá trị như như huỳnh, mây nước... Kết quả đã có 100 ha rừng tự nhiên được làm giàu theo phương pháp trồng bổ sung, 50 ha rừng tự nhiên được làm giàu bằng phương pháp kỹ thuật lâm sinh (loại trừ cây phẩm chất xấu, sâu bệnh, cây chèn ép, cây không có giá trị kinh tế, điều chỉnh và tạo mật độ hợp lý cho rừng trong giai đoạn nuôi dưỡng). Hoạt động này đã góp phần thay đổi nhận thức, tăng cuờng vai trò, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Để nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng địa phương, dự án còn triển khai tập huấn và xây dựng quy ước bảo vệ rừng theo thông tư 70/2007/TT-BNN cho 12 thôn thuộc 6 xã trên địa bàn huyện Đakrông. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng cam kết bảo vệ rừng thôn bản. Việc xây dựng quy ước đã đạt được mục tiêu là huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: