Danh mục tài liệu

Thiếu Máu đỏ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.11 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nói về thiếu máu đỏ, vậy thì một con số đáng để ý là khi truyền cho bnhân một đơn vị máu (one unit of PRBCs - Packed Red Blood cells) thì Hct sẽ tăng (increment) khoảng 3.5 - 4%. Dĩ nhiên dùng Hemoglobin chính xác hơn, vì Hematocrit sẽ bị tình trạng nhiều hay ít nước của cơ thể (hydration) ảnh hưởng (tức là hemoconcentration - "máu "đặc " hơn hay hemodilution - máu "loãng" hơn) (Chớ lầm việc này với erythrocytosis: vì erythrocytosis không muốn nói đến volume, mà chỉ nói đến con số cuả tế bào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiếu Máu đỏ Thiếu Máu đỏ Nói về thiếu máu đỏ, vậy thì một con số đáng để ý là khi truyền chobnhân một đơn vị máu (one unit of PRBCs - Packed Red Blood cells) thìHct sẽ tăng (increment) khoảng 3.5 - 4%. Dĩ nhiên dùng Hemoglobin chínhxác hơn, vì Hematocrit sẽ bị tình trạng nhiều hay ít nước của cơ thể(hydration) ảnh hưởng (tức là hemoconcentration - máu đặc hơn hayhemodilution - máu loãng hơn) (Chớ lầm việc này với erythrocytosis: vìerythrocytosis không muốn nói đến volume, mà chỉ nói đến con số cuả tếbào máu đỏ mà cũng như đã nói trong bài truớc, erythrocytosis có thể chỉ dophản ứng - reaction - chẳng hạn thấy ở người hút thuốc lá - hoặc nó đíchthực biểu hiệu ung thư máu - a myeloproliferative disorder). Ghi chú: chữ myeloproliferative disorders là một chữ đã cũ, nhưngkhông có chữ gì khá hơn, thì cứ dùng, thế thôi . Chữ này để phân biệt vớilymphoproliferative disorders - Khi nói lymphoprolif. disorders tức làmuốn nói tới ung thư máu có dính líu đến lymphocytes - chẳng hạn CLL(chronic lymphocytic leukemia hay ALL Acute lynphocytic - hoặclymphoblastic - leukemia - Dĩ nhiên chữ này (lymphoproliferative disorder )muốn ám chỉ một tiến trình ung thư (a neoplastic process - thế cho nên cácloại lymphomas cũng gọi là lymphoproliferative disorder). Những ung thư máu còn lại (ngoài lynmphocytes ra), vì ngờ rằng tấtcả đều từ một phân nhánh chung với nhau: cho nên gom lại với nhau, gọi làa myeloproliferative disorder: tức là ung thư CML - chronic myelogenousleukemia - AML - acute myelogenous leukemia - AMML - Acutemyelogenous monocytic leukemia, Essential thrombocytosis hoặc essentialthrombocythemia - Polycythemia vera, ung thư tế bào máu đỏ:erythroleukemia). Vậy thì trở lại tế bào máu đỏ, cứ nhớ con số 4% tương đương với mộtđơn vị máu (một bịch máu) cho dễ tính, dễ nói chuyện. Trở lại câu hỏi: thiếu máu đến mức nào thì cho là trầm trọng? Câu hỏinày rất quan trọng: vì gồm trong đó hai câu hỏi: (1) tầm mức thấp (thấp đến con số nào?) (2) cần bao lâu thì mới xuống tới mức thấp đó? Nói đến câu hỏi (2) trước: Thiếu máu cũng như thiếu tiền: nếu một giađình trung bình tại HKỳ kiếm được 30 nghìn đô la môt. năm. Nếu ngày maiđưa họ xuống 5 nghìn một năm, họ sẽ than phiền tức thì - nhưng nếu mỗinăm cứ chỉ giảm 5 nghìn đô la, thì họ sẽ tìm cách giật gấu vá vai, sống tằntiện đi, và họ sẽ không than phiền lắm ... Thiếu máu cũng thế: nếu Hct (bình thường đàn ông 42 %, bị xuốngngay 22% (xuống 20% = mất 5 bịch máu), thì cơ thể sẽ phản ứng tức thì: ápmạch xuống, tim đập nhanh, bệnh nhân có thể bất tỉnh (presyncope haysyncope) (chảy máu cấp tính vì tai nạn chẳng hạn). Tuy nhiên nếu Hct xuống 22% TỪ TỪ tháng này qua tháng khác, thìbnhân sẽ thích ứng với tình trạng thiếu oxygen: họ sẽ không có nhiều triệuchứng (symptoms), không than phiền lắm, và sẽ ít có dấu chứng (signs) củathiếu máu nặng. Vì thế, nếu nhìn hồ sơ thấy Hct 33% suốt 1-2 năm qua, mà bệnh nhânbảo tôi khó thở thì khó thở này có thể do lý do khác nữa (chẳng hạn tim,phổi), chứ không phải chỉ do thiếu máu mà thôi. Thiếu máu trong trườnghợp này chỉ làm cho triệu chứng hiện ra một cách rõ ràng hơn (aggravating)mà thôi ... Nói cách khác: trong trường hợp này, ngoài việc tìm lý do thiếu máu,y sĩ phải work up (đi tìm bệnh ở tim (heart failure), phổi (emphysema,fibrosis etc), thận (CRF: chronic renal failure), gan (liver), nội tiết(hypothyroidism, đái đường ), tâm linh (depression) ... nữa ... Đây là một câu hỏi thường thấy trong practice cũng như trongconsultations: và hematologists nên giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân, cũngnhư nên nhìn vấn đề thật rộng, khiến không thể sót những bệnh khác được.Vì thế hematologists phải nhúng mũi vào tất cả các khía cạnh khác cuảbnhân. Còn câu hỏi (1) tức là xuống thấp đến mức nào thì cho là thiếu máutrầm trọng? Đây sẽ cần một câu trả lời khá dài dòng, phản ảnh lịch sử và thựchành máu - practice of hematology - trên dưới hai mươi năm qua, vì thế xinhẹn kỳ tới. Note: loạt bài này, tôi nghĩ thế nào, viết thế, không xem sách, khôngsoạn bài, mà cũng không giữ lại; vị nào cần tham khảo: xin vào cáctextbooks của hematology (sẽ giới thiệu sau nếu cần). Cái khó là đi tìm những tin tức này rất mất nhiều thì giờ, cho nên cókinh nghiệm có khi cũng đỡ. Tuy nhiên các học giả luôn luôn nhớ rằng haimươi năm kinh nghiệm, có khi chỉ là sự lập đi lập lại hai mươi LẦN củaMỘT năm kinh nghiệm hồi 20 năm trước đây. Cho nên chỉ có kinh nghiệmmà thôi, không cập nhật, thức thời; kiến văn hoá sẽ sớm hủ nát, soi gươngmặt mũi đáng ghét, nói năng nhạt nhẽo khó nghe ... chả có gì đáng nói,đáng viết. Máu đỏ (bài 16) Bây giờ khoảng 4 giờ sáng thứ bảy 22 tháng 12/ 2007. Sáng nay thứcdậy lúc 2 giờ sáng, ra ngoài trời nhìn cái đo nóng lạnh thấy có 14 độ F (HànThử Biểu : Hàn : lạnh, thử: nóng). Tuyết trong mấy trận bão vừa qua hiệncòn ngập tới đầu gối ...mà mới có tháng 12. .. Nay nói tiếp về thiếu máu đỏ ... Thiếu máu đỏ (Anemia) là vấn đề thường thấy. Con số Hematocritbình thường đã nêu trong bài truớc: đàn ông Hematocrit duới 42%, đàn bàduới 38% thì gọi là thiếu máu. Có hai yếu tố chính khi nhìn một b.nhânthiếu máu: (1) thiếu máu trong bao lâu? (2) thiếu máu nặng nhẹ như thế nào(mức độ trầm trọng). (1) thiếu máu cấp tính (nhanh) hay trì tính (đã thiếu máu từ lâu): đãviết trong bài trước. (2) nay chỉ nói đến mức độ trầm trọng: nghĩa là Hematocrit (hayHemoglobin) xuống đến mức nào thì đáng lo ngại, tức là ở mức nào (cut off)thì nên tìm nguyên nhân (của thiếu máu) và rồi sẽ quyết định chữa. Tìm nguyên nhân và rồi sẽ chữa là hai việc hoàn toàn khác nhau: vì cóthể nay phải cố tìm ra nguyên nhân rồi để đấy (biết để mà biết), không cầnchữa vội. Hoặc có trường hợp phải chữa ngay. Vậy thì mứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: