Thờ cúng tổ nghề
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 630.78 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tuy chỉ chiếm số lượng khiêm tốn (khoảng 5%) nhưng những di tích thờ cúng tổ nghề và các hoạt động thờ cúng tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm lại chính là phần “linh hồn” của đời sống tôn giáo ở khu vực 36 phố phường trong suốt tiến trình lịch sử, đánh dấu sự có mặt của các ngành nghề thủ công truyền thống và những tập tục văn hóa được cộng đồng làm nghề duy trì hoạt động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thờ cúng tổ nghềNghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 95NGUYỄN THỊ THANH* THỜ CÚNG TỔ NGHỀ (Nghiên cứu trường hợp quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Tóm tắt: Tuy chỉ chiếm số lượng khiêm tốn (khoảng 5%) nhưng những di tích thờ cúng tổ nghề và các hoạt động thờ cúng tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm lại chính là phần “linh hồn” của đời sống tôn giáo ở khu vực 36 phố phường trong suốt tiến trình lịch sử, đánh dấu sự có mặt của các ngành nghề thủ công truyền thống và những tập tục văn hóa được cộng đồng làm nghề duy trì hoạt động. Tồn tại đến ngày nay, những cơ sở thờ cúng tổ nghề vẫn đang được cộng đồng làm nghề quan tâm, gìn giữ, duy trì các hoạt động thờ cúng cho dù phần lớn các nghề thủ công trước kia không còn tồn tại. Sự hiện diện của những cơ sở thờ cúng này minh chứng cho sự phát triển của nhiều nghề thủ công trong khu vực 36 phố phường xưa, đồng thời khẳng định sự trường tồn của những giá trị văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Từ khóa: Thờ cúng, tổ nghề, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1. Dẫn nhập Theo bản khai thần tích thần sắc của Viện Viễn Đông Bác Cổ năm1938 và hồ sơ lưu tại Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội thì trướcđây, có tới 15 cơ sở thờ cúng tổ các ngành nghề. Đó là: đình Tú Thị (số 2Yên Thái), đình Vũ Du (số 42 Hàng Da) thờ tổ nghề thêu; đình KimNgân (số 42 Hàng Bạc) và đình Trương Thị (số 50 Hàng Bạc) thờ tổnghề kim hoàn; đình Hà Vĩ (số 11 Hàng Hòm), đình Thuận Mỹ (số 74Hàng Quạt) thờ tổ nghề sơn vẽ; đình Lò Rèn (số 1 phố Lò Rèn) và mộtngôi đình Lò Rèn (số 33 Lò Sũ) thờ tổ nghề rèn sắt; đình Trúc Lâm (số40 Hàng Hành), đình Hài Tượng (số 16 ngõ Hài Tượng) thờ tổ nghề giàyda; đình Hoa Lộc (số 90 Hàng Đào) thờ tổ nghề nhuộm; đình Hàng Quạt(số 4 Hàng Quạt) thờ tổ nghề quạt; đình Hàng Thiếc (số 2 Hàng Nón) thờtổ nghề thiếc; đình Nhị Khê (số 11 Hàng Hành) thờ tổ nghề tiện; đìnhPhúc Hậu (số 2 Hàng Bông) thờ tổ nghề tráng gương; đình Đồng Lạc (số38 Hàng Đào) thờ tổ nghề cổ yếm.* Nghiên cứu sinh khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội.96 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 Tuy nhiên, do thời gian và những biến đổi của lịch sử, một số nghề đãkhông còn tồn tại và cùng với đó là những di tích thờ cúng tổ nghề cũng bịmai một và suy tàn. Tính đến thời điểm năm 2013, trong đợt tổng kiểm kêdi tích của thành phố Hà Nội thì trong khu Phố Cổ Hà Nội chỉ còn một sốdi tích thờ cúng tổ nghề như: đình Hoa Lộc (thờ tổ nghề nhuộm), đình KimNgân, đình Trương Thị (thờ tổ nghề kim hoàn), đình Tú Thị (thờ tổ nghềthêu), đình Hà Vĩ (thờ tổ nghề sơn), đình Trúc Lâm (thờ tổ nghề giày da),đình Đồng Lạc (thờ tổ nghề cổ yếm), đình Lò Rèn (thờ tổ nghề rèn sắt). Mặc dù số di tích thờ cúng tổ nghề hiện còn không nhiều, nhưng sựhiện diện của những di tích này đã tạo nên một diện mạo của khu phố cổHà Nội mang đặc trưng của những phố nghề mà không nơi nào có được,phản ánh những tập tục sinh hoạt văn hóa tâm linh được các phường nghềthủ công đem từ quê “gốc” ra Thăng Long để “thờ vọng” những vị tổnghề nhằm cầu mong cho nghề của mình ngày một phát đạt. Bài viết nàyđề cập đến hoạt động thờ cúng tổ nghề trong khu Phố Cổ, quận HoànKiếm, Hà Nội thông qua những cơ sở thờ tự, những truyền thuyết, sự tíchvề các vị tổ nghề cùng các nghi thức thờ cúng của mỗi phường nghề cònduy trì cho đến hôm nay. 2. Khái quát thần tích về những vị tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm 2.1. Tổ nghề nhuộm Trong các công trình nghiên cứu, giới thiệu về các vị tổ nghề ViệtNam hiện nay, tổ nghề nhuộm hầu như ít được nhắc tới, có chăng chỉ làvài dòng sơ lược, giới thiệu chung chung. Trong khu phố cổ Hà Nội, hiệncòn ngôi đình Hoa Lộc Thị, vốn thờ vọng tổ nghề nhuộm, gốc từ ĐoanLoan, Bình Giang, Hải Dương lên Thăng Long lập nghiệp từ thời Lê.Theo thần tích còn lưu tại đình làng Đọc thì tổ nghề nhuộm chính là ôngbà Triệu Xương, người Trung Hoa, giữ chức Đô hộ thời Đường. Ông đãđến đất Minh Luân, huyện Đường An mở trường dạy học gọi là “Đônggiao học hiệu”. Ông lại có công dạy dân làng Đọc làm nghề nhuộm điều,vì thế mà xóm làng trở nên sung túc, giàu có. Sau khi ông mất, dân làngĐọc dựng đền thờ ông làm tổ nghề nhuộm. 2.2. Tổ nghề kim hoàn Tổ nghề Kim Hoàn được nhắc tới rất nhiều trong các công trìnhnghiên cứu về văn hóa dân gian và dân tộc học là 3 anh em Trần Hòa,Trần Điện, Trần Điền, người làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội). Docha mẹ mất sớm nên ba anh em phải làm lụng vất vả nuôi nhau. Bấy giờ,Nguyễn Thị Thanh. Thờ cú ng tổ nghề... 97quân nhà Lương đã tiến vào kinh đô Vạn Xuân, Lý Nam Đế không chốngcự nổi, dân chúng bỏ chạy tan tác. Ba anh em họ Trần chạy giặc, mỗingười lưu lạc một nơi. Thật tình cờ, người nào cũng xin làm thuê chonhững chỗ chế tác đồ trang sức bằng vàng bạc. Vừa làm việc, họ vừachăm chú ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thờ cúng tổ nghềNghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 95NGUYỄN THỊ THANH* THỜ CÚNG TỔ NGHỀ (Nghiên cứu trường hợp quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Tóm tắt: Tuy chỉ chiếm số lượng khiêm tốn (khoảng 5%) nhưng những di tích thờ cúng tổ nghề và các hoạt động thờ cúng tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm lại chính là phần “linh hồn” của đời sống tôn giáo ở khu vực 36 phố phường trong suốt tiến trình lịch sử, đánh dấu sự có mặt của các ngành nghề thủ công truyền thống và những tập tục văn hóa được cộng đồng làm nghề duy trì hoạt động. Tồn tại đến ngày nay, những cơ sở thờ cúng tổ nghề vẫn đang được cộng đồng làm nghề quan tâm, gìn giữ, duy trì các hoạt động thờ cúng cho dù phần lớn các nghề thủ công trước kia không còn tồn tại. Sự hiện diện của những cơ sở thờ cúng này minh chứng cho sự phát triển của nhiều nghề thủ công trong khu vực 36 phố phường xưa, đồng thời khẳng định sự trường tồn của những giá trị văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Từ khóa: Thờ cúng, tổ nghề, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1. Dẫn nhập Theo bản khai thần tích thần sắc của Viện Viễn Đông Bác Cổ năm1938 và hồ sơ lưu tại Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội thì trướcđây, có tới 15 cơ sở thờ cúng tổ các ngành nghề. Đó là: đình Tú Thị (số 2Yên Thái), đình Vũ Du (số 42 Hàng Da) thờ tổ nghề thêu; đình KimNgân (số 42 Hàng Bạc) và đình Trương Thị (số 50 Hàng Bạc) thờ tổnghề kim hoàn; đình Hà Vĩ (số 11 Hàng Hòm), đình Thuận Mỹ (số 74Hàng Quạt) thờ tổ nghề sơn vẽ; đình Lò Rèn (số 1 phố Lò Rèn) và mộtngôi đình Lò Rèn (số 33 Lò Sũ) thờ tổ nghề rèn sắt; đình Trúc Lâm (số40 Hàng Hành), đình Hài Tượng (số 16 ngõ Hài Tượng) thờ tổ nghề giàyda; đình Hoa Lộc (số 90 Hàng Đào) thờ tổ nghề nhuộm; đình Hàng Quạt(số 4 Hàng Quạt) thờ tổ nghề quạt; đình Hàng Thiếc (số 2 Hàng Nón) thờtổ nghề thiếc; đình Nhị Khê (số 11 Hàng Hành) thờ tổ nghề tiện; đìnhPhúc Hậu (số 2 Hàng Bông) thờ tổ nghề tráng gương; đình Đồng Lạc (số38 Hàng Đào) thờ tổ nghề cổ yếm.* Nghiên cứu sinh khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội.96 Nghiên cứ u Tôn giáo. Sô ́ 4 - 2016 Tuy nhiên, do thời gian và những biến đổi của lịch sử, một số nghề đãkhông còn tồn tại và cùng với đó là những di tích thờ cúng tổ nghề cũng bịmai một và suy tàn. Tính đến thời điểm năm 2013, trong đợt tổng kiểm kêdi tích của thành phố Hà Nội thì trong khu Phố Cổ Hà Nội chỉ còn một sốdi tích thờ cúng tổ nghề như: đình Hoa Lộc (thờ tổ nghề nhuộm), đình KimNgân, đình Trương Thị (thờ tổ nghề kim hoàn), đình Tú Thị (thờ tổ nghềthêu), đình Hà Vĩ (thờ tổ nghề sơn), đình Trúc Lâm (thờ tổ nghề giày da),đình Đồng Lạc (thờ tổ nghề cổ yếm), đình Lò Rèn (thờ tổ nghề rèn sắt). Mặc dù số di tích thờ cúng tổ nghề hiện còn không nhiều, nhưng sựhiện diện của những di tích này đã tạo nên một diện mạo của khu phố cổHà Nội mang đặc trưng của những phố nghề mà không nơi nào có được,phản ánh những tập tục sinh hoạt văn hóa tâm linh được các phường nghềthủ công đem từ quê “gốc” ra Thăng Long để “thờ vọng” những vị tổnghề nhằm cầu mong cho nghề của mình ngày một phát đạt. Bài viết nàyđề cập đến hoạt động thờ cúng tổ nghề trong khu Phố Cổ, quận HoànKiếm, Hà Nội thông qua những cơ sở thờ tự, những truyền thuyết, sự tíchvề các vị tổ nghề cùng các nghi thức thờ cúng của mỗi phường nghề cònduy trì cho đến hôm nay. 2. Khái quát thần tích về những vị tổ nghề ở quận Hoàn Kiếm 2.1. Tổ nghề nhuộm Trong các công trình nghiên cứu, giới thiệu về các vị tổ nghề ViệtNam hiện nay, tổ nghề nhuộm hầu như ít được nhắc tới, có chăng chỉ làvài dòng sơ lược, giới thiệu chung chung. Trong khu phố cổ Hà Nội, hiệncòn ngôi đình Hoa Lộc Thị, vốn thờ vọng tổ nghề nhuộm, gốc từ ĐoanLoan, Bình Giang, Hải Dương lên Thăng Long lập nghiệp từ thời Lê.Theo thần tích còn lưu tại đình làng Đọc thì tổ nghề nhuộm chính là ôngbà Triệu Xương, người Trung Hoa, giữ chức Đô hộ thời Đường. Ông đãđến đất Minh Luân, huyện Đường An mở trường dạy học gọi là “Đônggiao học hiệu”. Ông lại có công dạy dân làng Đọc làm nghề nhuộm điều,vì thế mà xóm làng trở nên sung túc, giàu có. Sau khi ông mất, dân làngĐọc dựng đền thờ ông làm tổ nghề nhuộm. 2.2. Tổ nghề kim hoàn Tổ nghề Kim Hoàn được nhắc tới rất nhiều trong các công trìnhnghiên cứu về văn hóa dân gian và dân tộc học là 3 anh em Trần Hòa,Trần Điện, Trần Điền, người làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội). Docha mẹ mất sớm nên ba anh em phải làm lụng vất vả nuôi nhau. Bấy giờ,Nguyễn Thị Thanh. Thờ cú ng tổ nghề... 97quân nhà Lương đã tiến vào kinh đô Vạn Xuân, Lý Nam Đế không chốngcự nổi, dân chúng bỏ chạy tan tác. Ba anh em họ Trần chạy giặc, mỗingười lưu lạc một nơi. Thật tình cờ, người nào cũng xin làm thuê chonhững chỗ chế tác đồ trang sức bằng vàng bạc. Vừa làm việc, họ vừachăm chú ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Thờ cúng tổ nghề Giá trị văn hóa tâm linh Văn hóatâm linh của người Việt Nam Tổ nghề thủ côngTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu triết lý cơ bản của Phật giáo qua ngôn ngữ biểu tượng
17 trang 72 0 0 -
9 trang 63 0 0
-
Tư tưởng nhập thế trong triết học Phật giáo Trần Thái Tông
10 trang 33 0 0 -
Toát yếu giá trị của Tin lành ở Việt nam
18 trang 28 0 0 -
Giải pháp đưa giá trị văn hóa tâm linh vào hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ
14 trang 27 0 0 -
Tôn giáo với chính trị trong xã hội Mỹ
11 trang 25 0 0 -
Giải lãnh thổ hóa tâm thức và tái kiến tạo cấu hình xã hội trong bối cảnh tôn giáo ở Tây Nguyên
13 trang 24 0 0 -
Truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay
10 trang 23 0 0 -
Cách đặt tên của người Chăm Islam ở Nam Bộ - từ góc độ ngôn ngữ học
12 trang 22 0 0 -
Đối thoại giữa nhà nước với tôn giáo
6 trang 22 0 0