
Thoái hóa khớp gối
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.46 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đau gối là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Viêm khớp là nguyên nhân chính gây ra sự đau nhức và bất hoạt các cử động của khớp gối. Ba bệnh khớp gối thường gặp nhất là: thoái hóa khớp gối, thấp khớp và viêm khớp gối chấn thương. CẤU TRÚC KHỚP GỐI Theo cấu trúc giải phẫu học, khớp gối bình thường gồm có: - Sụn khớp: đầu xương được bao phủ bởi lớp sụn khớp màu trắng đục, bình thường rất trơn láng, cấu tạo bằng một loại protein vừa cứng vừa đàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối Đau gối là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Viêmkhớp là nguyên nhân chính gây ra sự đau nhức và bất hoạt các cử động củakhớp gối. Ba bệnh khớp gối thường gặp nhất là: thoái hóa khớp gối, thấpkhớp và viêm khớp gối chấn thương. CẤU TRÚC KHỚP GỐI Theo cấu trúc giải phẫu học, khớp gối bình thường gồm có: - Sụn khớp: đầu xương được bao phủ bởi lớp sụn khớp màu trắng đục, bìnhthường rất trơn láng, cấu tạo bằng một loại protein vừa cứng vừa đàn hồi giữ vaitrò lớp đệm bảo vệ hai đầu xương không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhau. - Màng hoạt dịch: là lớp trong của bao khớp, trơn láng, bóng, tiết ra hoạtdịch (dịch khớp) nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn khớp và còn có tác dụng như mộtlớp đệm lỏng làm giảm chấn động. - Túi dịch: là một túi dịch nhỏ nằm cạnh khớp, giúp làm trơn các cử độngcủa cơ bắp. - Cơ: là nguồn động lực của khớp, có thể co, duỗi, tạo nên cử động. - Gân: là phần tận cùng của cơ trước khi bám vào xương, rất dai, chắckhông co giãn. - Dây chằng: bám từ xương tới xương, làm cho khớp vững chắc vì giữ chocác đầu xương ở đúng vị trí. Khớp gối có ba bộ dây chằng: bên trong, bên ngoàivà chéo trước sau. - Sụn chêm: là một loại mô chỉ có ở khớp gối, hình vành khăn ôm theo rìacủa mâm chày; sụn chêm ngoài hình tròn, sụn nêm trong hình chữ C. Bốn chứcnăng chính của sụn chêm là làm vững chắc khớp, bôi trơn, dinh dưỡng và hấp thulực. THOÁI HÓA KHỚP GỐI Thoái hóa khớp gối còn gọi là viêm xương khớp, thường xuất hiện ở ngườitrên 50 tuổi. Người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp nhưng thường do chấnthương khớp gối gây ra. Hai nguyên nhân còn lại là bệnh khớp biến dạng bẩm sinhvà béo phì. Đặc điểm bệnh này là lớp sụn bao bọc đầu xương bị thoái hóa, bonggiộp từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn khớp có chức năng như một lớp đệmgiữa hai đầu xương. Khi nó bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cửđộng. Hậu quả là các triệu chứng đau, sưng, hình thành gai xương và giới hạn cửđộng khớp. Sụn chêm cũng bị thoái hóa, mỏng, tưa và nham nhở do bị xơ hóa. Cónhững trường hợp nặng mất luôn cả sụn chêm. X-quang khớp gối sẽ thấy khe khớp hẹp lại vì lớp sụn khớp đã bị mòn haymất đi. Hình ảnh đầu xương thường bị loãng, đồng thời trục khớp bị lệch, biếndạng vẹo trong hay vẹo ngoài. Mặt khớp bị lồi lõm bất thường. Có những gaixương và sụn khớp rải rác hai bên và trong khớp. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ cónhững hình ảnh X-quang tương ứng. Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chính yếu của bệnh nhân, đặc biệtkhi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Tuy nhiên,trong trường hợp lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng đau do phản ứng viêmkhớp. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày. Nhiều bệnh nhânthan phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiếnbệnh nhân đau chói. Nhiều bệnh nhân lấy tay chỉ đau ở mặt sau gối (khoeo). Họ mô tả cảm giác đau giống như bị rút gân. Điều này không lạ vì thoái hóa khớp gối có thể gây ra biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớpgối. Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh khôngthể duỗi uỡn thẳng gối được. Ta có thể đưa lọt bàn tay hay nắm tay qua dướikhoeo dù người bệnh đã duỗi gối hết sức. Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng do viêm hoạt mạc làm tăngtiết dịch viêm vào khớp. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạnchế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối (ngồi xổm). Duỗi gối và gấp gối không hoàn toàn, đau nhức khi đi, biến dạng lệch gối lànhững nguyên nhân gây ra dáng đi khập khiễng của người bệnh. Khó khăn trongđộng tác ngồi xổm cũng ảnh hưởng nhiều cho người bệnh trong sinh hoạt hàngngày. Tóm lại ba triệu chứng chính khiến người bệnh thoái hóa khớp gối phải đikhám bệnh là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động khớp gối. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA Tập luyện sau thay khớp gối nhân tạo * Sau khi thay khớp, người bệnh cần có thời gian để thích nghi với bộ khớp mới. * Người bệnh sẽ được tập co duỗi gối ngay sau khi mổ. Khi gối co được gần 90 độ, người bệnh cần phải tập đi (khung 4 chân), chạm nhẹ đất chân đau thường là trong 4 - 8 tuần sau mổ; sau đó, chuyển sang đi với 2 nạng trong 4 - 8 tuần nữa trước khi bỏ nạng hoàn toàn. Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh, xương không bị xốp nhiều, thời gian dùng dụng cụ hỗ trợ có thể rút ngắn. * Quan trọng nhất là sự phục hồi cử động co và duỗi thẳng gối của bệnh nhân. Thường với khớp nhân tạo, bệnh nhân ít khi co được sát 140 độ, thường chỉ đạt được 120 độ. Khó nhất là tập duỗi thẳng gối, cần tích cực tập luyện. • Nghỉ ngơi được xem là một biện pháp điều trị hàng đầu. Nguyên tắc nghỉngơi là tránh làm những động tác tạo ra sự tì nén lên hai mặt sụn khớp đã bị hưhỏng. Ví dụ: đi bộ, mang xách nặng, ngồi xếp bằng, quỳ gối, chạy nhảy, ngồixuống đứng lên, ngồi xổm... • Đi lại có nạng hay gậy: biện pháp này giúp người bệnh giảm được tảitrọng đè lên khớp gối khi đi đứng. • Thuốc kháng viêm dạng uống hay chích giúp giảm đau hiệu quả. Tuynhiên sự lạm dụng thuốc này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ tai hại, như đau dạdày. • Chích khớp như corticosteroid, hyaluronic acid. • Nẹp nâng đỡ cho khớp gối. • Thuốc điều trị sự phá hỏng mặt sụn khớp: glucosamine, chondroitin,methylsulfonyl-methane... ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT Sau khi điều trị nội khoa, nếu tình trạng bệnh không cải thiện được nhiềuthì các nhà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối Đau gối là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Viêmkhớp là nguyên nhân chính gây ra sự đau nhức và bất hoạt các cử động củakhớp gối. Ba bệnh khớp gối thường gặp nhất là: thoái hóa khớp gối, thấpkhớp và viêm khớp gối chấn thương. CẤU TRÚC KHỚP GỐI Theo cấu trúc giải phẫu học, khớp gối bình thường gồm có: - Sụn khớp: đầu xương được bao phủ bởi lớp sụn khớp màu trắng đục, bìnhthường rất trơn láng, cấu tạo bằng một loại protein vừa cứng vừa đàn hồi giữ vaitrò lớp đệm bảo vệ hai đầu xương không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nhau. - Màng hoạt dịch: là lớp trong của bao khớp, trơn láng, bóng, tiết ra hoạtdịch (dịch khớp) nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn khớp và còn có tác dụng như mộtlớp đệm lỏng làm giảm chấn động. - Túi dịch: là một túi dịch nhỏ nằm cạnh khớp, giúp làm trơn các cử độngcủa cơ bắp. - Cơ: là nguồn động lực của khớp, có thể co, duỗi, tạo nên cử động. - Gân: là phần tận cùng của cơ trước khi bám vào xương, rất dai, chắckhông co giãn. - Dây chằng: bám từ xương tới xương, làm cho khớp vững chắc vì giữ chocác đầu xương ở đúng vị trí. Khớp gối có ba bộ dây chằng: bên trong, bên ngoàivà chéo trước sau. - Sụn chêm: là một loại mô chỉ có ở khớp gối, hình vành khăn ôm theo rìacủa mâm chày; sụn chêm ngoài hình tròn, sụn nêm trong hình chữ C. Bốn chứcnăng chính của sụn chêm là làm vững chắc khớp, bôi trơn, dinh dưỡng và hấp thulực. THOÁI HÓA KHỚP GỐI Thoái hóa khớp gối còn gọi là viêm xương khớp, thường xuất hiện ở ngườitrên 50 tuổi. Người trẻ cũng có thể bị thoái hóa khớp nhưng thường do chấnthương khớp gối gây ra. Hai nguyên nhân còn lại là bệnh khớp biến dạng bẩm sinhvà béo phì. Đặc điểm bệnh này là lớp sụn bao bọc đầu xương bị thoái hóa, bonggiộp từng mảng, lộ phần xương ra. Lớp sụn khớp có chức năng như một lớp đệmgiữa hai đầu xương. Khi nó bị hư hỏng thì hai đầu xương sẽ cọ xát nhau khi cửđộng. Hậu quả là các triệu chứng đau, sưng, hình thành gai xương và giới hạn cửđộng khớp. Sụn chêm cũng bị thoái hóa, mỏng, tưa và nham nhở do bị xơ hóa. Cónhững trường hợp nặng mất luôn cả sụn chêm. X-quang khớp gối sẽ thấy khe khớp hẹp lại vì lớp sụn khớp đã bị mòn haymất đi. Hình ảnh đầu xương thường bị loãng, đồng thời trục khớp bị lệch, biếndạng vẹo trong hay vẹo ngoài. Mặt khớp bị lồi lõm bất thường. Có những gaixương và sụn khớp rải rác hai bên và trong khớp. Tùy theo mức độ bệnh mà sẽ cónhững hình ảnh X-quang tương ứng. Đau khớp gối là dấu hiệu than phiền chính yếu của bệnh nhân, đặc biệtkhi đi đứng và khi ngồi xổm đứng dậy, khi ngồi nghỉ thì ít đau hơn. Tuy nhiên,trong trường hợp lớp hoạt mạc bị viêm thì ngồi nghỉ cũng đau do phản ứng viêmkhớp. Cơn đau cũng có thể lan dọc theo bờ trong xương chày. Nhiều bệnh nhânthan phiền về cơn đau ở mặt trong gối, nơi bám của gân cơ chân, ấn vào đây khiếnbệnh nhân đau chói. Nhiều bệnh nhân lấy tay chỉ đau ở mặt sau gối (khoeo). Họ mô tả cảm giác đau giống như bị rút gân. Điều này không lạ vì thoái hóa khớp gối có thể gây ra biến chứng co rút do mất cân bằng lực quanh khớpgối. Gối bị co rút dần theo kiểu gối gấp nếu bệnh kéo dài. Người bệnh khôngthể duỗi uỡn thẳng gối được. Ta có thể đưa lọt bàn tay hay nắm tay qua dướikhoeo dù người bệnh đã duỗi gối hết sức. Có những bệnh nhân không đau mà chỉ có sưng do viêm hoạt mạc làm tăngtiết dịch viêm vào khớp. Sưng gây cảm giác căng tức, khó chịu, đôi khi gây hạnchế tầm vận động của khớp gối, thường là động tác gấp gối (ngồi xổm). Duỗi gối và gấp gối không hoàn toàn, đau nhức khi đi, biến dạng lệch gối lànhững nguyên nhân gây ra dáng đi khập khiễng của người bệnh. Khó khăn trongđộng tác ngồi xổm cũng ảnh hưởng nhiều cho người bệnh trong sinh hoạt hàngngày. Tóm lại ba triệu chứng chính khiến người bệnh thoái hóa khớp gối phải đikhám bệnh là đau khớp, sưng khớp và hạn chế cử động khớp gối. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA Tập luyện sau thay khớp gối nhân tạo * Sau khi thay khớp, người bệnh cần có thời gian để thích nghi với bộ khớp mới. * Người bệnh sẽ được tập co duỗi gối ngay sau khi mổ. Khi gối co được gần 90 độ, người bệnh cần phải tập đi (khung 4 chân), chạm nhẹ đất chân đau thường là trong 4 - 8 tuần sau mổ; sau đó, chuyển sang đi với 2 nạng trong 4 - 8 tuần nữa trước khi bỏ nạng hoàn toàn. Đối với những bệnh nhân khỏe mạnh, xương không bị xốp nhiều, thời gian dùng dụng cụ hỗ trợ có thể rút ngắn. * Quan trọng nhất là sự phục hồi cử động co và duỗi thẳng gối của bệnh nhân. Thường với khớp nhân tạo, bệnh nhân ít khi co được sát 140 độ, thường chỉ đạt được 120 độ. Khó nhất là tập duỗi thẳng gối, cần tích cực tập luyện. • Nghỉ ngơi được xem là một biện pháp điều trị hàng đầu. Nguyên tắc nghỉngơi là tránh làm những động tác tạo ra sự tì nén lên hai mặt sụn khớp đã bị hưhỏng. Ví dụ: đi bộ, mang xách nặng, ngồi xếp bằng, quỳ gối, chạy nhảy, ngồixuống đứng lên, ngồi xổm... • Đi lại có nạng hay gậy: biện pháp này giúp người bệnh giảm được tảitrọng đè lên khớp gối khi đi đứng. • Thuốc kháng viêm dạng uống hay chích giúp giảm đau hiệu quả. Tuynhiên sự lạm dụng thuốc này sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ tai hại, như đau dạdày. • Chích khớp như corticosteroid, hyaluronic acid. • Nẹp nâng đỡ cho khớp gối. • Thuốc điều trị sự phá hỏng mặt sụn khớp: glucosamine, chondroitin,methylsulfonyl-methane... ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT Sau khi điều trị nội khoa, nếu tình trạng bệnh không cải thiện được nhiềuthì các nhà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thoái hóa khớp gối bài giảng y học cơ sở cách chăm sóc sức khỏe bệnh thường gặp cách phòng và trị bệnhTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
95 trang 216 0 0
-
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHÓA KHỚP GỐI
11 trang 214 0 0 -
7 trang 209 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 77 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
Khảo sát thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy
5 trang 71 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
5 trang 48 0 0