Danh mục tài liệu

Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 38.00 KB      Lượt xem: 40      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông tư 18/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT BỘ GIAO THÔNG VẬN  CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TẢI Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 19/2018/TT­BGTVT Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2018   THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐĂNG KIỂM VIÊN ĐƯỜNG SẮT VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ  SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM ĐƯỜNG SẮT Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ­CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức  năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn Đăng kiểm viên  đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Đăng kiểm viên  đường sắt và yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm đường sắt. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng kiểm đường  sắt. Điều 3. Đăng kiểm viên đường sắt 1. Đăng kiểm viên đường sắt là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này, được  công nhận là Đăng kiểm viên đường sắt để thực hiện hoạt động đăng kiểm phương tiện giao  thông đường sắt và đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị  theo quy định pháp luật. 2. Đăng kiểm viên đường sắt gồm 02 hạng, như sau: a) Đăng kiểm viên đường sắt; b) Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao. Chương II TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐĂNG KIỂM VIÊN  ĐƯỜNG SẮT Điều 4. Tiêu chuẩn của Đăng kiểm viên đường sắt 1. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt a) Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành đầu máy, toa xe, tàu điện metro, kỹ thuật hệ  thống đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt; b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại  ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT­BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt  Nam; c) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật; d) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt trước khi công nhận Đăng kiểm  viên đường sắt; đ) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ Đăng kiểm viên đường sắt đủ 01 (một) năm trở  lên. 2. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao a) Có tổng thời gian giữ hạng Đăng kiểm viên đường sắt đủ 05 (năm) năm trở lên; b) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại  ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT­BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt  Nam; c) Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao trước khi công nhận Đăng  kiểm viên đường sắt bậc cao; d) Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ về thẩm định hồ sơ thiết kế mới phương tiện đủ  02 (hai) năm trở lên. Điều 5. Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đường sắt 1. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt a) Thẩm định hồ sơ thiết kế hoán cải các loại phương tiện giao thông đường sắt; b) Tham gia thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị; c) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện, tổng thành,  phương tiện giao thông đường sắt; d) Lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này; đ) Tính các loại giá và lệ phí đăng kiểm; e) Hướng dẫn thực hành cho học viên đã hoàn thành lớp tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm phương  tiện giao thông đường sắt; g) Tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ dành cho Đăng kiểm viên  đường sắt; h) Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu. 2. Đối với Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao Đăng kiểm viên đường sắt bậc cao thực hiện các nhiệm vụ của Đăng kiểm viên đường sắt theo  quy định tại Khoản 1 Điều này, ngoài ra còn thực hiện những nhiệm vụ sau: a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi tiêu  chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật; b) Thẩm định hồ sơ thiết kế mới các loại phương tiện giao thông đường sắt; c) Chủ trì thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị và đánh giá chứng nhận hệ thống  quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị; d) Phúc tra kết quả kiểm tra của Đăng kiểm viên đường sắt, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về  những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ khi có yêu cầu; đ) Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ và đánh giá năng lực Đăng kiểm viên đườn ...