
Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN BỘ KHOA HỌC VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 19/2012/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHIẾU XẠ NGHỀ NGHIỆP VÀ CHIẾU XẠ CÔNG CHÚNGCăn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạnghề nghiệp và chiếu xạ công chúng như sau:Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Thông tư này quy định các yêu cầu về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghềnghiệp và chiếu xạ công chúng.2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ;b) Tổ chức, cá nhân điều hành và tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân;c) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơrentrong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3);d) Cơ quan nhà nước có chức năng thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ, hạt nhân;đ) Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đo liều cá nhân;e) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, thu gom phế thải kim loại, tái chế kim loại.Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Chiếu xạ nghề nghiệp là chiếu xạ đối với cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ,ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơrentrong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3) hoặc tiến hành thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiếnhành các công việc bức xạ, không tính đến chiếu xạ được loại trừ (như K-40 trong cơ thể người, tiavũ trụ trên mặt đất…) và chiếu xạ từ những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn trừ và chiếuxạ y tế. Chiếu xạ nghề nghiệp bao gồm chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.2. Chiếu xạ công chúng là chiếu xạ đối với công chúng do công việc bức xạ đã được cấp giấy phépgây ra và chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân trừ chiếu xạ nghềnghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ phông bức xạ tự nhiên tại địa phương.3. Khu vực kiểm soát là nơi phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệtnhằm kiểm soát sự chiếu xạ hoặc ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng trong điều kiện làm việcbình thường, ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ chiếu xạ tiềm ẩn.4. Khu vực giám sát là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi mặc dù không cần thiết phải cócác biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực kiểm soát.5. Chiếu xạ tiềm ẩn là chiếu xạ không chắc chắn xảy ra nhưng có thể xảy ra do sự cố bức xạ, hạtnhân bức xạ, do một sự kiện hoặc một loạt các sự kiện mang tính xác suất, bao gồm hỏng thiết bị vàlỗi trong vận hành.6. Mức kiềm chế liều là hệ số để xác định giá trị liều bức xạ lớn nhất đối với một cá nhân từ mộtnguồn bức xạ hoặc một cơ sở hoặc một công việc bức xạ được áp dụng khi tính toán thiết kế chechắn, có tính đến việc tối ưu hóa bảo đảm an toàn bức xạ hoặc khả năng chiếu xạ có thể có trongtương lai.7. Mức điều tra là giá trị liều hiệu dụng, suất liều, mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trênmột đơn vị diện tích hoặc thể tích, nếu bị vượt quá phải tiến hành điều tra nhằm phát hiện nguyênnhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.8. Nhân viên bức xạ là nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát và trong khu vực giám sát.9. Giới hạn liều là giá trị không được phép vượt quá của liều hiệu dụng hoặc liều tương đương đối vớicá nhân do bị chiếu xạ từ các công việc bức xạ được kiểm soát.10. Liều bức xạ còn lại là hiệu số của liều dự báo và liều tránh được sau khi áp dụng các biện phápcan thiệp nhất định.11. Liều dự báo là liều có thể nhận được khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra nếu không áp dụng bất kỳbiện pháp can thiệp nào.12. Liều tránh được là liều có thể giảm được khi áp dụng các biện pháp can thiệp.Mục 2. YÊU CẦU VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHIẾU XẠ NGHỀNGHIỆP VÀ CHIẾU XẠ CÔNG CHÚNGĐiều 3. Nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viênbức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theoThông tư này.2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chínhquy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và côngchúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.Điều 4. Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ1. Không sử dụng người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức xạ. Trường hợp người học nghề có liênquan đến bức xạ, học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình họctập của mình chỉ được làm việc trong khu vực kiểm soát hoặc khu vực giám sát với điều kiện có cánbộ chuyên môn hướng dẫn.2. Không sử dụng người mắc các bệnh cấm kỵ phóng xạ theo quy định của Bộ Y tế.3. Nhân viên bức xạ được các cơ sở y tế chứng nhận không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc bức xạphải được thay đổi điều kiện lao động.4. Nhân viên bức xạ nữ mang thai phải thông báo cho người phụ trách an toàn về việc mang thai củamình và nếu có nguyện vọng tạm thời thay đổi điều kiện lao động thì người đứng đầu tổ chức, cánhân tiến hành công việc bức xạ phải bố trí công việc khác phù hợ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHAI THÁCTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 737 0 0 -
10 trang 318 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 295 0 0 -
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 284 9 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 211 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 151 0 0 -
130 trang 149 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 145 0 0 -
Tiểu luận: Tính toán thiết kế mô hình Biogas
16 trang 130 0 0 -
22 trang 129 0 0
-
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 123 0 0 -
80 trang 122 0 0
-
166 trang 121 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của Fast Fashion đến môi trường của doanh nghiệp SHEIN
7 trang 116 2 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
118 trang 106 0 0 -
Luận văn: Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn
100 trang 103 0 0 -
108 trang 98 0 0
-
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 88 0 0 -
64 trang 88 0 0
-
Mẫu đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1 trang 87 0 0