
Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT BỘ TÀI NGUYÊN VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Số: 20/2012/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012 THÔNG TƯ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒCăn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạcvà bản đồ;Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởngVụ Pháp chế;Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bảnđồ,Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ.Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2013 và thay thế cho các vănbản sau: Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật đo đạc bản đồ; Quyết định số 01/2008/QĐ-BTNMTngày 05 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹthuật hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 bằng ảnh vệ tinh; Thông tư số 35/2010/TT-BTNMTngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuậtđo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển bằng máy đo sâu hồi âm đa tia.Điều 3. Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trườngvà tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cánhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNGNơi nhận: THỨ TRƯỞNG- Văn phòng Chính phủ;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Kiểm toán Nhà nước;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT; Nguyễn Linh Ngọc- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT;- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;- Lưu: VT, PC, KH, Cục ĐĐBĐVN. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)Phần 1. QUY ĐỊNH CHUNG1. Phạm vi điều chỉnh: Định mức kinh tế-kỹ thuật đo đạc và bản đồ (sau đây gọi tắt là Định mức KT-KT) được áp dụng cho các công việc sau:1.1. Xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sởa) Lưới độ cao hạng I, II, III, IV và độ cao kỹ thuật.b) Lưới tọa độ hạng III.1.2. Thành lập bản đồa) Thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh chụp từ máy bay.b) Thành lập bản đồ địa hình bằng công nghệ Lidar và ảnh số.c) Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.d) Thành lập bản đồ địa hình đáy biển.đ) Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên vẽ, thành lập bản đồ chuyên đề và chế in bảnđồ.e) Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp hiện chỉnh.2. Đối tượng áp dụng: Định mức KT-KT được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm đo đạc và bản đồ,làm căn cứ lập dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm hoàn thành của các dự án, công trình và nhiệmvụ về đo đạc và bản đồ do các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện.3. Cơ sở xây dựng và chỉnh lý Định mức KT-KT gồm:- Quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm, quy định kỹ thuật về đo đạc và bản đồ.- Trang thiết bị kỹ thuật sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc và bản đồ.- Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, thiết bị, máy móc, bảo hộlao động cho người sản xuất.- Tổ chức sản xuất, trình độ lao động công nghệ của người lao động trong Ngành đo đạc và bản đồ.- Kết quả khảo sát thực tế, số liệu thống kê thực hiện định mức trong các năm từ 2005 đến năm 2010.4. Định mức KT-KT bao gồm các định mức thành phần sau:4.1. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là Định mức lao động): là thời gian lao động trựctiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm. Nội dung của Định mức lao động bao gồm:a) Nội dung công việc: liệt kê các thao tác cơ bản, thao tác chính để thực hiện bước công việc.b) Phân loại khó khăn: là mức độ phức tạp của công việc do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội đến việc thực hiện của bước công việc.c) Định biên: là số lượng lao động và cấp bậc kỹ thuật công việc.d) Định mức: là thời gian lao động trực tiếp sản xuất một sản phẩm; đơn vị tính là công cá nhân hoặccông nhóm/đơn vị sản phẩm.- Ngày công (ca) tính bằng 8 giờ làm việc.- Riêng ngày công làm việc trực tiếp trên biển tính bằng 6 giờ làm việc.- Các mức ngoại nghiệp thể hiện dưới dạng phân số, trong đó:Tử số là mức lao động kỹ thuật (tính theo công nhóm, công cá nhân);Mẫu số là mức lao động phổ thông, tính theo công cá nhân. Lao động phổ thông là người lao độngđược thuê mướn để thực hiện các công việc giản đơn như vận chuyển thiết bị, vật liệu, thông hướngtầm ngắm, liên hệ, dẫn đường, bảo vệ, phục vụ đo ngắm, đào bới mốc, rửa vật liệu...- Mức lao động kỹ thuật khi phải ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật ngoại nghiệp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ KỸ THUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHAI THÁCTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Kạn lớp 1
60 trang 740 0 0 -
10 trang 318 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 296 0 0 -
Biểu mẫu Cam kết an toàn lao động
2 trang 284 9 0 -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 211 0 0 -
Giải pháp xây dựng TCVN và QCVN về xe điện hài hòa với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
2 trang 151 0 0 -
130 trang 149 0 0
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 0: Giới thiệu học phần (Năm 2022)
8 trang 145 0 0 -
Tiểu luận: Tính toán thiết kế mô hình Biogas
16 trang 130 0 0 -
22 trang 129 0 0
-
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 123 0 0 -
80 trang 122 0 0
-
166 trang 121 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của Fast Fashion đến môi trường của doanh nghiệp SHEIN
7 trang 116 2 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
118 trang 107 0 0 -
Luận văn: Thiết kế công nghệ nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn
100 trang 103 0 0 -
108 trang 99 0 0
-
Tiểu luận 'Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp'
30 trang 88 0 0 -
64 trang 88 0 0
-
Mẫu đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1 trang 87 0 0