Danh mục tài liệu

Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.16 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH RỪNG TRONG LƯU VỰC PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 60/2012/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2012 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH RỪNG TRONG LƯU VỰC PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNGCăn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chitrả dịch vụ môi trường rừng;Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định vềnguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụmôi trường rừng.Điều 1. Phạm vi điều chỉnhThông tư này quy định nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vựcphục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CPngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cácdịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; bảo vệ đất, hạnchế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam.Điều 2. Đối tượng áp dụngThông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài; tổ chức và cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động xác địnhdiện tích rừng trong lưu vực.Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Lưu vực là một vùng diện tích tự nhiên được giới hạn bởi đường phân thủy đón nhậnnước rơi và hội tụ về một dòng sông, suối, đầm, hồ, được xác định bởi đường ranh giớikhép kín theo đường phân thủy từ điểm đầu ra của lưu vực; trong mỗi lưu vực có thể baogồm nhiều lưu vực nhỏ hơn gọi là tiểu lưu vực.2. Điểm đầu ra của lưu vực là điểm thoát nước mặt chủ yếu của lưu vực như: điểm xảnước chính của đập thủy điện, điểm thu nước của nhà máy cấp nước sạch hoặc cơ sở sảnxuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước lưu vực.3. Mô hình số hoá độ cao là mô hình thể hiện bằng số sự thay đổi liên tục của độ cao mặtđất trong không gian được sử dụng như dữ liệu đầu vào của quá trình xử lý số liệu xácđịnh ranh giới lưu vực.Điều 4. Quy định về bản đồ lưu vực1. Hệ quy chiếu bản đồ lưu vực theo tiêu chuẩn Việt Nam VN2000.2. Tỷ lệ bản đồ áp dụng theo quy mô diện tích lưu vực như sau:a) Lưu vực có diện tích dưới 10.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/10.000 hoặc 1/5.000.b) Lưu vực có diện tích từ 10.000 ha đến 100.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/25.000.c) Lưu vực có diện tích từ trên 100.000 ha đến 500.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/50.000.d) Lưu vực có diện tích lớn hơn 500.000 ha: tỷ lệ bản đồ 1/100.000.Điều 5. Nguyên tắc xác định lưu vực1. Xác định lưu vực gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quyđịnh tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về phạm vi diện tíchrừng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng như cơ sở sảnxuất thủy điện, sản xuất nước sạch, sản xuất công nghiệp.2. Việc xác định lưu vực phải đảm bảo tính khách quan, khoa học và công khai, minhbạch.3. Đối với dòng sông, suối có lưu vực nằm trên lãnh thổ Việt Nam và quốc gia khác, thìchỉ xác định phần diện tích trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.Điều 6. Phương pháp xác định lưu vực1. Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình như sau:a) Hiển thị trên màn hình máy tính bản đồ địa hình có tỷ lệ phù hợp với diện tích của lưuvực bằng các phần mềm chuyên dụng;b) Thể hiện tọa độ điểm đầu ra của lưu vực trên bản đồ địa hình;c) Khoanh vẽ ranh giới lưu vực bắt đầu từ điểm đầu ra dọc theo đường phân thủy theohướng vuông góc với đường đồng mức cho đến khi trở lại điểm đầu ra của lưu vực thànhmột đường khép kín. Trường hợp một phần diện tích lưu vực nằm ngoài lãnh thổ ViệtNam thì khoanh vẽ ranh giới về cả hai phía của điểm đầu ra cho đến khi gặp biên giớiquốc gia.2. Xác định lưu vực bằng mô hình số hóa độ cao như sau:a) Kiểm tra và hiệu chỉnh mô hình số hóa độ cao để đảm bảo độ chính xác và hệ quychiếu phù hợp với quy định tại Điều 4 của Thông tư này;b) Hiển thị tọa độ điểm đầu ra của lưu vực trên mô hình số hóa độ cao;c) Xác định ranh giới lưu vực bằng các chức năng chuyên dụng trong phần mềm GIS.3. Xác định diện tích và các đặc trưng cơ bản khác của lưu vực.Điều 7. Phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực1. Bản đồ dùng để xác định diện tích rừng trong lưu vực là bản đồ số có độ chính xác vàhệ quy chiếu phù hợp với quy định tại Điều 4 của Thông tư này, bao gồm các lớp dữ liệutối thiểu: ranh giới lưu vực; địa giới hành chính các cấp; hiện trạng rừng.2. Chồng xếp các lớp bản đồ quy định tại khoản 1 của Điều này, truy xuất và thống kêdiện tích rừng theo đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh) và phân theo nguồn gốc rừng(rừng tự nhiên, rừng trồng).3. Trường hợp diện tích rừng của một tỉnh trong lưu vực nằm trên địa bàn nhiều tỉnh hoặccủa một huyện trong lưu vực nằm trên địa bàn nhiều huyện trong một tỉnh có thay đổitrên 10% so với diện tích đã công bố thì tiến hành xác định lại diện tích rừng trong lưuvực.Điều 8. Tổ chức thực hiện1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT đối với địaphương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh có trách nhiệm xác địnhranh giới lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực nằm trong địa giới hành chính của địaphương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương có t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: