Danh mục tài liệu

Thử nghiệm bảo quản máy bay trực thăng họ Mi bằng công nghệ khí khô trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 890.21 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lực lượng trực thăng có vai trò quan trọng trong các hoạt động tác chiến, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và vận tải của Quân đội ta, trong đó, trực thăng họ Mi do Liên bang Nga sản xuất chiếm số lượng lớn trong thành phần lực lượng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử nghiệm bảo quản máy bay trực thăng họ Mi bằng công nghệ khí khô trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam Nghiên cứu khoa học công nghệTHỬ NGHIỆM BẢO QUẢN MÁY BAY TRỰC THĂNG HỌ Mi BẰNGCÔNG NGHỆ KHÍ KHÔ TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỚI VIỆT NAM NGUYỄN HỒNG PHONG (1), SEREDA V.N. (1), LÊ NGỌC MINH (1), PHẠM DUY NAM (1) 1. MỞ ĐẦU Lực lượng trực thăng có vai trò quan trọng trong các hoạt động tác chiến, tìmkiếm cứu hộ, cứu nạn và vận tải của Quân đội ta, trong đó, trực thăng họ Mi do Liênbang Nga sản xuất chiếm số lượng lớn trong thành phần lực lượng này. Khi khaithác tại Việt Nam, các máy bay trực thăng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố khíhậu nhiệt đới, đặc biệt là độ ẩm cao, làm tăng tần suất hỏng hóc, ảnh hưởng đến tínhnăng kỹ thuật, đồng thời tăng chi phí bảo dưỡng hàng năm. Thông số độ ẩm không khí tại vị trí sân đỗ máy bay trực thăng đã được chuyêngia Nga và Việt Nam của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phối hợp khảo sát trongthời gian dài. Tổng hợp kết quả cho thấy, xu hướng biến đổi điển hình của độ ẩm là:giảm trong thời điểm ban ngày, tăng cao vào buổi tối và rạng sáng. Hình 1. Biến thiên độ ẩm bên trong nhà mái che của sân để trực thăng tại Thạch Thất, Hà Nội [7] Vào thời gian ban ngày, độ ẩm trong nhà mái che chứa trực thăng giảm, thấpnhất vào thời điểm lúc 14h00-15h00 với giá trị độ ẩm đa phần dao động từ 45% đến80%. Khoảng thời gian trong ngày mà giá trị độ ẩm lớn hơn 80% là từ 22h00 đến8h00 sáng hôm sau và cao nhất (80% ÷ 98%) là từ 6h00 đến 8h00 sáng.24 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020Nghiên cứu khoa học công nghệ Thời gian ban đêm và rạng sáng cũng là thời điểm máy bay trực thăng nằm tạinhà mái che ở trạng thái không hoạt động. Độ ẩm cao bên ngoài dễ dàng xâm nhậpvào bên trong khoang máy bay thông qua các khe kẽ. Hơi ẩm đi vào từng khối, từngbộ phận của trực thăng và tích tụ ở đó. Quá trình này diễn ra có tính chu kỳ, lặp đilặp lại hàng ngày. Theo thời gian, lượng hơi ẩm tích tụ càng nhiều, gây ra hiệntượng ngưng tụ hơi nước bên trong các khối thiết bị điện, điện tử, các bản mạch, cácdây bán dẫn, tụ điện, điện trở, hệ thống điều khiển, làm suy giảm độ tin cậy, giảmtính ổn định và gây ra trục trặc, hỏng hóc của các bộ phận này [1, 2]. Hình 2. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước bên trong đồng hồ chỉ thị của trực thăng Nghiên cứu [3] chỉ ra, trong các khoang kín của máy bay khi khai thác ở khíhậu nhiệt đới, sự ngưng tụ ẩm trên bề mặt bên trong khoang và bề mặt các khối, cácbộ phận điện-điện tử xảy ra ngay cả khi độ ẩm tương đối của không khí khá thấp.Nghiên cứu [4] cho thấy, hiện tượng ăn mòn các chi tiết kim loại diễn ra mạnh nhấttrong mùa nồm ẩm (với khí hậu miền Bắc) khi máy bay đỗ tại nhà mái che. Thống kê số lượng hỏng hóc trên các máy bay trực thăng họ Mi tại một Trungđoàn theo các chuyên ngành từ 13/01/2014 đến 01/9/2017 cho thấy, hỏng hóc theochuyên ngành vô tuyến điện tử và thiết bị hàng không chiếm 62% tổng số hỏng hóc. Số lượng hỏng hóc trên máy bay họ Mi 160 137 140 120 120 100 80 69 60 40 20 6 0 MBĐC VTĐT TBHK VKHK Hình 3. Thống kê hỏng hóc theo các chuyên ngành trên máy bay trực thăng họ Mi Điều này chứng tỏ, các thành phần điện, điện tử trên máy bay trực thăng họ Milà thành phần nhạy cảm nhất với yếu tố độ ẩm ở điều kiện nhiệt đới.Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 25 Nghiên cứu khoa học công nghệ Trong khi đó, giải pháp hiện đang áp dụng tại các đơn vị để bảo vệ máy baytrực thăng chống lại tác động tiêu cực của độ ẩm khá đơn giản. Khi trời nắng, tổ kỹthuật đưa trực thăng ra sân bay và mở hết cửa sổ, cửa ra vào để hong khô. Đây chỉ làgiải pháp tình thế và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết (có nắng haykhông). Do vậy, cần một giải pháp chủ động, có hiệu quả để bảo vệ máy bay trựcthăng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu, phát triển côngnghệ khí khô để bảo vệ, nâng cao độ tin cậy của máy bay trực thăng họ Mi. Bài báonày trình bày kết quả thử nghiệm ứng dụng công nghệ khí khô trên một loại máy baytrực thăng họ Mi tại một đơn vị trong Quân chủng Phòng không - Không quân. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM 2.1. Đối tượng thử nghiệm Đối tượng thử nghiệm là máy bay trực thăng Mi-171 [5] thuộc biên chế củamột đơn vị trong Quân chủng Phòng không - Kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: