
Thử nghiệm gia tốc đánh giá độ bền một số loại sơn khi sử dụng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử nghiệm gia tốc đánh giá độ bền một số loại sơn khi sử dụng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt NamNghiên cứu khoa học công nghệ THỬ NGHIỆM GIA TỐC ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN MỘT SỐ LOẠI SƠNKHI SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI VIỆT NAM NGUYỄN HỒNG PHONG, HÀ HỮU SƠN, LÊ QUỐC PHẨM, NGUYỄN VĂN VINH, NGUYỄN THỊ YẾN 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng bởi nhiệt độ và độẩm cao, lượng bức xạ mặt trời lớn, chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm giữa ban ngày và banđêm lớn. Các yếu tố này tác động tiêu cực đến tính năng kỹ thuật và tuổi thọ củamàng sơn. Các sản phẩm sơn khi nghiên cứu sản xuất ra có thể đạt được các chỉ tiêucơ, lý, hóa theo tiêu chuẩn sản phẩm, nhưng có thể không phù hợp khi khai tháctrong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Do đó, ngoài các thử nghiệm đánh giácác chỉ tiêu cơ, lý, hóa của sản phẩm sơn thì thử nghiệm gia tốc môi trường cũng làmột thử nghiệm cần thiết nhằm đánh giá khả năng phù hợp của màng sơn ở điềukiện nhiệt đới. Thử nghiệm gia tốc môi trường là những thử nghiệm được thực hiệntrong phòng thí nghiệm, trong đó sử dụng thiết bị, máy móc để tạo ra các điều kiệnmôi trường tương tự với điều kiện khai thác thực tế của màng sơn nhưng với các yếutố tác động có cường độ mạnh hơn nhằm đẩy nhanh quá trình lão hóa, phá hủy màngsơn. Trên thế giới, có nhiều tiêu chuẩn về thử nghiệm gia tốc môi trường cho màngsơn, tùy theo điều kiện khai thác cụ thể [1÷7]. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn [8] là tiêuchuẩn tương đối toàn diện với 21 phương pháp thử nghiệm gia tốc cho màng sơnkhai thác ở từng điều kiện khác nhau: trong nhà mái che, trong kho thông gió tựnhiên, trong kho có điều hòa… ở từng vùng khí hậu khác nhau: nhiệt đới, ôn đới,hàn đới… và từng điều kiện khí quyển khác nhau: khí quyển sạch, khí quyển côngnghiệp, khí quyển biển… Bài báo này trình bày kết quả thử nghiệm gia tốc đánh giá độ bền của một sốsản phẩm sơn do Viện Độ bền nhiệt đới (ĐBNĐ)/Trung tâm Nhiệt đới Việt - Ngachế tạo và các sản phẩm sơn tương tự nhập từ Liên bang Nga (LB Nga) theo tiêuchuẩn [8]. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM 2.1. Đối tượng thử nghiệm Đối tượng thử nghiệm là 5 sản phẩm sơn do Viện ĐBNĐ chế tạo: VL-02.VN,XC-567.VN, EP-255.VN, EP-567.VN, EP-730.VN và 5 sản phẩm sơn tương tự củaLB Nga: VL-02, XC-567, EP-255, EP-567, EP-730. Trong đó sơn VL-02 và VL-02.VN là sơn lót; XC-567 và XC-567.VN là sơn bảo vệ tạm thời giữa các nguyêncông; sơn EP-255, EP-567, EP-730 và EP-255.VN, EP-567.VN, EP-730.VN là sơnphủ bảo vệ. Về mặt thành phần cấu tạo: sơn EP-730, EP-567 và EP-255 đều cấu tạo từ haithành phần chính là sơn bán thành phẩm tương ứng và chất đóng rắn №1. Trong đósơn bán thành phẩm EP-730, EP-567 và EP-255 là hỗn hợp của nhựa epoxy E-41trong các hệ dung môi khác nhau có pha thêm chất độn hoặc pigment tạo màu.Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 16, 10 - 2018 47 Nghiên cứu khoa học công nghệ Sơn ХС-567 (mác B) có thành phần cơ bản là copolymer của vinyl chloride,hỗn hợp dung môi hữu cơ và chất hóa dẻo. Sơn lót VL-02 cấu tạo từ hai thành phầnchính là sơn bán thành phẩm VL-02 và chất pha loãng axit. Sơn bán thành phẩmVL-02 là hỗn hợp của pigment, chất độn, dung dịch polyvinyl butyral và hỗn hợpcác dung môi. Chất pha loãng là hỗn hợp dung dịch trên cơ sở axit ortho-phosphoric. 2.2. Phương pháp thử nghiệm 2.2.1. Phương pháp thử nghiệm gia tốc Thử nghiệm gia tốc được thực hiện theo phương pháp mô phỏng điều kiện bảoquản trong kho thông gió tự nhiên, với tác nhân chủ yếu gây suy giảm tính chất màngsơn là nhiệt độ và độ ẩm (phương pháp số 14) [8]. Nội dung phương pháp như sau: Mẫu thử được đưa vào tủ khí hậu ở điều kiện nhiệt độ (55 ± 2)°С và độ ẩm(97 ± 3)% trong vòng 10 giờ, sau đó tắt nhiệt độ và để 2 giờ. Từ tủ khí hậu, mẫuđược đưa sang tủ sấy ở nhiệt độ (60 ± 2)°С trong vòng 10 giờ. Sau đó lấy mẫu rakhỏi tủ sấy và để ngoài không khí ở nhiệt độ 15-30°С và độ ẩm không quá 80%trong vòng 2 giờ. Lặp lại chu kỳ 20 lần, lấy mẫu đánh giá sau 1, 2, 3, 5, 7, 10, 15, 20 chu kỳ.Thời gian nghỉ giữa các chu kỳ không quá 96 giờ. Thời gian di chuyển mẫu từ tủnày sang tủ khác không quá 10 phút. 2.2.2. Phương pháp đánh giá đặc tính màng sơn theo các chu kỳ thửnghiệm gia tốc Đánh giá kết quả thử nghiệm được thực hiện theo bộ tiêu chuẩn [9÷20] gồm12 chỉ tiêu không phá hủy mẫu: Đánh giá tổng thể, độ mất màu, độ tích bụi, độ tạovảy và bong tróc, độ phấn hóa, độ ăn mòn của kim loại dưới lớp phủ, độ bám bụi, sựthay đổi độ bóng, độ mài mòn, độ rạn nứt, độ đứt gãy, độ phồng rộp, sự thay đổimàu sắc, và 1 chỉ tiêu phá hủy mẫu theo tiêu chuẩn [21]. Hai chỉ tiêu thay đổi màu sắc và mất màu được đánh giá lượng hóa bằng thiếtbị so màu với các thông số đo L* (độ sáng) và các kênh màu a* và b* thể hiện cácgiá trị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Khí quyển sạch Khí quyển côngnghiệp Khí quyển biểnTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
12 trang 21 0 0 -
Một số đặc điểm diễn thế thứ sinh thảm thực vật nhiệt đới gió mùa miền Trung Việt Nam
10 trang 20 0 0 -
6 trang 20 0 0
-
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 20 0 0