Thư viện số là một trong những hướng nghiên cứu chính về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thông tin – thư viện hiện nay. Bài viết trình bày khái niệm thư viện số và một số vấn đề liên quan đến thư viện số như vấn đề kinh tế, xã hội, luật pháp…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thư viện số và văn hóa xã hộiTHƯ VIỆN SỐ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI TS. Đỗ Quang Vinh Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Tóm tắt: Thư viện số là một trong những hướng nghiên cứu chính về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực thông tin – thư viện hiện nay. Bài viết trình bày khái niệm thư viện số và một số vấn đề liên quan đến thư viện số như vấn đề kinh tế, xã hội, luật pháp… Từ khóa: Thư viện số, Văn hóa xã hội 1. Mở đầu Ngày nay, cách tìm kiếm và thu thập thông tin thay đổi đáng kể. Người dùng tin không cần phải ra khỏi nhà mà vẫn có thể truy cập được lượng thông tin lớn sẵn có trực tuyến, được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp thông tin như: các thư viện số (DL – Digital Library), NXB điện tử, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Việc thu thập thông tin không còn bị giới hạn trong các cuốn sách hay tạp chí sẵn có ở thư viện gần nhất, mà có thể từ các kho chứa thông tin phân tán toàn cầu. Thông tin không chỉ là văn bản và dữ liệu số mà còn bao gồm các dạng khác như hình ảnh, âm thanh/ tiếng nói, video, audio, multimedia. Điều này làm tăng tính đa dạng của thông tin, cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc du lịch ảo qua các viện bảo tàng, các di tích lịch sử và các kỳ quan thiên nhiên, tham dự những buổi hòa nhạc và biểu diễn sân khấu ảo, xem phim, nghe giảng, đọc sách báo... thông qua thư viện số. 2. Định nghĩa Thư viện số Dưới đây là một số định nghĩa về thư viện số: Định nghĩa 1: Theo Arms W.Y. (2003), thư viện số là một kho thông tin có tổ chức với các dịch vụ liên kết, trong đó thông tin được lưu trữ ở dạng số và có thể truy cập qua một mạng. Ý chính của định nghĩa này là thông tin có tổ chức. DL chứa các loại kho thông tin khác nhau được dùng bởi nhiều NSD khác nhau. DL có quy mô từ nhỏ đến rất lớn. DL có thể sử dụng bất kỳ loại thiết bị tính toán nào và bất kỳ phần mềm phù hợp. Chủ đề thống nhất là thông tin được tổ chức trên máy tính và có sẵn trên mạng với các thủ tục lựa chọn tài liệu trong các kho để tổ chức, làm cho sẵn có với người sử dụng (NSD) và lưu trữ. Định nghĩa 2: Reddy R., Wladawsky-Berger I. (2001) cho rằng, thư viện số là các kho dữ liệu mạng về tài liệu văn bản số, ảnh, âm thanh, dữ liệu khoa học và phần mềm là lõi của Internet hiện nay và các kho dữ liệu số có thể truy cập phổ biến về tất cả tri thức của loài người trong tương lai. Định nghĩa 3: Liên đoàn Thư viện số - The Digital Library Federation đã định nghĩa thư viện số là những tổ chức cung cấp các nguồn lực gồm cả cán bộ chuyên môn để lựa chọn, xây dựng, truy cập tri thức, giải thích, phân phát, bảo tồn tính toàn vẹn và đảm bảo 88 tính bền vững vượt thời gian của các kho tài liệu số, do đó chúng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của một cộng đồng cụ thể hoặc của một nhóm cộng đồng. Tóm lại, thư viện số là một kho thông tin số khổng lồ có tổ chức với các dịch vụ liên kết qua mạng. 3. Các vấn đề văn hóa xã hội của Thư viện số Thư viện số cho phép con người tương tác với nhau và thông tin theo các cách mới và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc phát triển thư viện số cũng gặp một số vấn đề về kinh tế, xã hội và luật pháp. 3.1 Kinh tế Khi thông tin điện tử được sản xuất, lưu trữ, sửa đổi và phân phối rẻ, xác định giá thị trường và chi phí cho nó là khó hơn nhiều so với cho một vật thể vật lý. Cho đến nay, không có một mô hình kinh tế đạt được sự chấp nhận chung có thể xác định chính xác và rành mạch giá trị và chi phí đối với các dịch vụ thư viện số. Hiện tại, ít nhất có hai mô hình định giá cơ bản cho thông tin trên Internet: Cho phép truy cập tự do nhưng tính giá cho nội dung, nghĩa là, truy cập tự do bảng chỉ dẫn và bảng nội dung, nhưng tính giá cho bất kỳ thứ nào khác, Tính giá cho truy cập nhưng cho phép nghiên cứu và sử dụng tự do nội dung. Hai mô hình này là không loại trừ lẫn nhau và cùng tồn tại trên Internet. Một vài mô hình tài trợ thư viện số khác nhau được đề xuất, nhưng các mô hình cơ bản là dựa vào thời gian, dựa vào yêu cầu. Một số mô hình được đề xuất bao gồm: Tiền bao cấp cơ quan (chung và riêng) - mô hình hiện tại đối với hầu hết các thư viện số; Các dịch vụ chung “miễn phí” và tính giá đối với các dịch vụ không thông thường, đặc biệt đòi hỏi sự can thiệp của con người; Tính giá cho mọi thứ, bao gồm phí cho thời gian kết nối, cách sử dụng CPU, phí cho mỗi lần tìm kiếm, phí cho mỗi lần truy tìm và phục hồi và phí tải xuống; Bao cấp các dịch vụ thông qua quảng cáo, điển hình là các tạp chí, tivi và Web; Các cơ chế bao cấp khác, chẳng hạn, kêu gọi quyên góp công khai tương tự với truyền hình và phát thanh công cộng; Thuế hoặc các nguồn tài trợ công cộng khác; Tiền đóng trả trước cho một thời hạn/ tiền đăng ký; Các hội tương tự với câu lạc bộ bán hàng, trong đó các khách hàng riêng lẻ góp các tài nguyên của họ cho phép truy cập thông tin; Tính giá cho các tác giả một phí đơn vị đối với “quyền” có thông tin của họ và các dịch vụ truy cập được, sau đó tính giá cho những người dùng đối với giá truy cậ ...