Danh mục tài liệu

Thực trạng dạy và học tiếng Hán tại trường THPT chuyên ngoại ngữ hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.03 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc dạy và học tiếng Trung tại trường THPT Chuyên ngoại ngữ được mở lại từ năm 1990. Trong nhiều năm qua, nhà trường cùng đội ngũ giáo viên và học sinh tiếng Trung đã phát triển được phong trào học tập tiếng Trung sôi nổi, giành nhiều thành tích cao. Song vài năm trở lại đây, tình trạng học sinh chuyên tiếng Trung không quyết tâm theo học môn chuyên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dạy học tiếng Trung trong trường. Bài tham luận nêu ra 3 nội dung chính là: Chương trình, phương pháp, nội dung; Giáo trình sách giáo khoa; Hoạt động ngoại khóa và hợp tác quốc tế. Qua đó chúng ta có thể thấy được tình hình việc dạy và học tiếng Trung tại trường THPT Chuyên ngoại ngữ hiện nay cùng những nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng dạy và học tiếng Hán tại trường THPT chuyên ngoại ngữ hiện nay1 | 华语影视作品片名越译略谈 THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG HÁN TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ HIỆN NAY 1. Th.S Bùi Thị Lan, 2. Th.S Đỗ Thủy Hạnh, 3. Th.S Nguyễn Thị Thu Hà, 4. Th.S Chu Minh Ngọc, 5. Th.S Lê Thị Thanh Bình Trường Trung học Phổ thông Chuyên Ngoại ngữ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Việc dạy và học tiếng Trung tại trường THPT Chuyên ngoại ngữ được mở lại từ năm 1990. Trong nhiều năm qua, nhà trường cùng đội ngũ giáo viên và học sinh tiếng Trung đã phát triển được phong trào học tập tiếng Trung sôi nổi, giành nhiều thành tích cao. Song vài năm trở lại đây, tình trạng học sinh chuyên tiếng Trung không quyết tâm theo học môn chuyên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dạy học tiếng Trung trong trường. Bài tham luận của chúng tôi nêu ra 3 nội dung chính là: Chương trình, phương pháp, nội dung; Giáo trình sách giáo khoa; Hoạt động ngoại khóa và hợp tác quốc tế. Qua đó chúng ta có thể thấy được tình hình việc dạy và học tiếng Trung tại trường THPT Chuyên ngoại ngữ hiện nay cùng những nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả. Từ khóa. Tiếng Hán, dạy, học, phổ thông. 1. Dẫn nhập Khối tiếng Trung của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ được thành lập từ năm đầu tiên của trường 1969. Phát triển trong khoảng thời gian dài, đến khi chịu ảnh hưởng của chính trị gián đoạn một thời gian ngắn, đến năm 1990 được thành lập lại. Cho đến nay, khối tiếng Trung đã có 5 giáo viên cơ hữu dạy Ngoại ngữ 1 và 3 giáo viên chuyên trách dạy Ngoại ngữ 2, ngoài ra còn có 2 giáo viên là chuyên gia. Số lượng học sinh ngoại ngữ 1 của khối tiếng Trung được tuyển vài năm gần đây dao động từ 45 – 60 học sinh mỗi năm. Xếp thành 1 – 1,5 lớp văn hóa, mỗi lớp văn hóa có khoảng 40 – 45 học sinh, giờ ngoại ngữ mỗi lớp văn hóa sẽ chia thành 2 lớp ngoại ngữ, sĩ số mỗi lớp ngoại ngữ dao động từ 18 – 25 học sinh. Năm học này khối 10 có 42 học sinh. Khối 11 có 41 học sinh, trong đó có 13 em sẽ thi đại học bằng tiếng Trung. Khối 12 có 58 học sinh, có 8 học sinh sẽ thi đại học bằng tiếng Trung. Từ năm 2009 nhà trường bắt đầu mở ngoại ngữ 2 tiếng Trung, số lượng học sinh mỗi năm không cố định, do các em tự nguyện đăng ký. Năm học này tổng số học sinh học ngoại ngữ 2 môn tiếng Trung cả 3 khối của trường là 203 học sinh. Tuy nhiên trong phạm vi tham luận này, chúng tôi sẽ chưa đề cập đến việc dạy và học tiếng Trung là ngoại ngữ 2. Khối tiếng Trung của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ luôn dẫn đầu về chất lượng dạy và học, cũng như các hoạt động ngoại khóa khác trong các trường THPT của cả nước. Như trong cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia hàng năm, trường luôn có nhiều học sinh đạt giải cao. Hay trong cuộc thi “ Nhịp cầu Hán ngữ” số lượng học sinh của trường tham gia khá đông và có nhiều học sinh đạt giải cao khi sang Trung Quốc tham dự vòng chung kết của cuộc thi. Trong các 2 | 华语影视作品片名越译略谈 chương trình giao lưu được tổ chức bên nước bạn, học sinh của trường khi tham dự cũng đã để lại được nhiều ấn tượng tốt đẹp. Hàng năm có nhiều học sinh tham gia cuộc thi HSK và có nhiều em đạt được cấp 6. Trong bản tham luận này, nhóm giáo viên tiếng Trung của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ sẽ trình bày những vấn đề sau về thực trạng dạy và học tiếng Trung Quốc của trường: 1. Chương trình, phương pháp, nội dung; 2. Giáo trình sách giáo khoa; 3. Hoạt động ngoại khóa và hợp tác quốc tế. II. CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY 1. Chương trình giảng dạy Chương trình tiếng Trung quốc giảng dạy tại trường PT Chuyên ngoại ngữ được thực hiện theo quan điểm: tiếng Trung Quốc vừa là một phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy, vừa là bộ phận vừa là cụng cụ thể hiện những đặc điểm văn hóa của một dân tộc. Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp luôn phụ thuộc vào các yếu tố mục đích, đối tượng, ngữ cảnh và đặc điểm văn hóa. Đồng thời, chương trình được xây dựng theo chủ điểm, lấy chủ điểm làm trục chính. Nội dung chủ đề, nội dung ngữ liệu, các bài tập và hoạt động rèn luyện kĩ năng được sắp xếp theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, được giới thiệu và sử dụng từng bước từ dễ đến khó theo nguyên tắc đồng trục, xoáy ốc và phù hợp với nhu cầu giao tiếp trong các tình huống thích hợp. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được coi trọng như nhau và được nhấn mạnh tuỳ theo cấp, lớp, đồng thời phối hợp các kĩ năng đó trong cùng một đơn vị bài học hoặc trong cùng một ngữ cảnh nhằm làm cho quá trình học tập thật sự sống động và gây hứng thú. Chương trình hướng tới toàn thể học sinh, chú trọng chất lượng giáo dục, tôn trọng sự khác biệt cá thể, quan tâm đến tình cảm và hứng thú học tập tiếng Trung Quốc của mỗi học sinh, giúp các em tạo lập được ý thức vươn lên và niềm tin vào sự thành công trong học tập, đồng thời phát triển năng lực vận dụng ngôn ngữ tổng hợp, nâng cao phẩm chất nhân văn, năng lực hoạt động thực tiễn và bồi dưỡng tinh thần sáng tạo. Chương trình cũng coi sự phát triển của học sinh là điểm xuất phát và hướng đích, trên cơ sở tư ...