Danh mục tài liệu

Thực trạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Tràng Định huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 983.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 450 học sinh trường Trung học phổ thông Tràng Định nhằm tìm hiểu thực trạng hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh. Kết quả cho thấy đa số học sinh biết được những thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí khi bước vào tuổi dậy thì, 80% học sinh cho rằng không nên quan hệ tình dục trước khi kết hôn, 72,6% học sinh trả lời nên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai học sinh biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su (76,9%).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh trường trung học phổ thông Tràng Định huyện Tràng Định, tỉnh Lạng SơnHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0018Natural Sciences 2019, Volume 64, Issue 3, pp. 149-156This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÀNG ĐỊNH HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠNDương Thị Anh Đào1, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Đỗ Thị Như Trang1 và Nông Văn Nhân2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Tóm tắt. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 450 học sinh trường Trung học phổ thông Tràng Định nhằm tìm hiểu thực trạng hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh. Kết quả cho thấy đa số học sinh biết được những thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí khi bước vào tuổi dậy thì, 80% học sinh cho rằng không nên quan hệ tình dục trước khi kết hôn, 72,6% học sinh trả lời nên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai học sinh biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su (76,9%). Tuy nhiên, còn 12,9% học sinh không biết về hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân, 30,4% học sinh không biết nạo, phá thai có phải là biện pháp tránh thai hay không và 20,8% học sinh không biết bất kì biện pháp tránh thai nào. Do vậy, cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản cho học sinh. Từ khóa: Sức khỏe sinh sản, học sinh, quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai.1. Mở đầu Việt Nam là nước có tỉ lệ thanh thiếu niên cao (ở độ tuổi từ 14 đến 25) chiếm khoảng 24,1% [1].Theo điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên thì có tới 7,6% thanh niên và vị thành niên cóquan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân. Tuổi QHTD lần đầu ngày càng trẻ hóa, trung bình củathanh niên Việt Nam hiện nay là 18,1 tuổi, 66,7% con trai QHTD trước hôn nhân, 26,8% nữ thanhniên chưa lập gia đình có QHTD trước hôn nhân và đã từng mang thai. Mỗi năm nước ta có khoảng300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15 - 19, trong đó có 60 - 70% ca nạo phá thai là của học sinh,sinh viên [2]. Mặc dù giáo dục sức khỏe sinh sản đã được đưa vào dạy tích hợp trong chương trình phổthông, nhưng việc lồng ghép nội dung SKSS còn gặp nhiều khó khăn, do tâm lí e ngại và khôngmang tính chất bắt buộc. Do đó, nhận thức của vị thành niên về phòng tránh thai và các bệnh lâytruyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7 % vị thànhniên sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên [3]. Thống kê trên phạm vi cả nướccho thấy, có 5% các em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước tuổi 20 [1]. Trường Trung học phổ thông Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, học sinh phần lớn là người dân tộcthiểu số, sinh sống ở các thôn, bản cách xa trung tâm, điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều hạnchế trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thựcNgày nhận bài: 28/2/2019. Ngày sửa bài: 13/3/2019. Ngày nhận đăng: 20/3/2019.Tác giả liên hệ: Dương Thị Anh Đào. Địa chỉ e-mail: daodt@hnue.edu.vn 149 Dương Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đỗ Thị Như Trang và Nông Văn Nhântrạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trường THPT Tràng Định, từ đó đề ra các giảipháp phù hợp cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên dân tộc miền núi, gópphần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước trongtương lai.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: gồm 450 học sinh được chọn ngẫu nhiên từ 15 lớp thuộc 3 khối 10,khối 11 và khối 12 đang học tập tại trường Trung học phổ thông Tràng Định, huyện Tràng Định,tỉnh Lạng Sơn, có sức khỏe bình thường, có trạng thái tâm sinh lí bình thường, không có dị tậtbẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm. Thời gian nghiên cứu từ tháng 02/2017 đến tháng 10/2017. * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô tả. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu: Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn có đầy đủ các thôngtin đặc điểm đối tượng nghiên cứu, mức độ nhận thức, thái độ và quan điểm về giáo dục sức khỏesinh sản. - Phương pháp xử lí số liệu: Quản lí số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, dùng phần mềmSPSS 16.0 để thực hiện phân tích thống kê.2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu150 Thực trạng hiểu biết về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trường Trung học p ...

Tài liệu có liên quan: