Danh mục tài liệu

Thực trạng năng lực vận dụng mô hình Giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) vào dạy học môn Đạo đức của sinh viên sư phạm ngành Giáo dục tiểu học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.06 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích thực trạng năng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học môn Đạo đức của sinh viên sư phạm ngành Giáo dục tiểu học để làm cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển năng lực dạy học nói chung và năng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học môn Đạo đức nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực vận dụng mô hình Giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) vào dạy học môn Đạo đức của sinh viên sư phạm ngành Giáo dục tiểu học VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 22(15), 42-48 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG MÔ HÌNH GIÁO DỤC CẢM XÚC - XÃ HỘI (SEL) VÀO DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Huỳnh Văn Sơn+, Giang Thiên Vũ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Tất Thiên, + Tác giả liên hệ ● Email: sonhv@hcm.edu.vn Nguyễn Chung Hải, Nguyễn Trần Minh Hải Article history ABSTRACT Received: 20/3/2022 Social-emotional competence education is an important element in Accepted: 22/5/2022 supporting and attending the school environment, helping to create a positive Published: 05/8/2022 teacher-student relationship. The article presents the current situation of the capacity to apply the Social-Emotional Education (SEL) model to teaching Keywords Ethics of primary education students in some provinces in Vietnam. Through Social-emotional education the survey questionnaires with 1,100 Primary Education students, it is found model (SEL), Ethics, that the students’ competency was insufficient. The research results show that pedagogical students, students were not able to apply their knowledge of the SEL model to teaching Primary Education and developing learners’ competences in the Ethics subject. This is the basis for further studies to propose solutions to develop the competency to apply the social-emotional education model in teaching Ethics.1. Mở đầu Hiện nay, xu hướng vận dụng mô hình giáo dục cảm xúc - xã hội (SEL) vào các chương trình giáo dục tại ViệtNam rất được quan tâm. Cụ thể như: Trung tâm YDC ứng dụng mô hình SEL; Trung tâm Major Education ứng dụngmô hình SEL vào hoạt động giáo dục trong trường học theo hình thức tiết học chính khóa; Trung tâm Tomato muabản quyền một số chương trình đào tạo về SEL và Việt hóa để đào tạo cho HS; The Caterpies tổ chức các khóa họcvề việc giáo dục theo mô hình SEL cho HS, phụ huynh HS và GV. Từ thực tiễn này cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡngcũng như chuẩn bị năng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học cho đội ngũ GV hoặc sinh viên (SV) sư phạm làmột yêu cầu thực tiễn. Theo tổ chức CASEL (2017) cũng như nghiên cứu của Schonert-Reichl (2017), Weissbergvà Cascarino (2013), Elias và Arnold (2006), GV hoặc SV sư phạm cần phải được đào tạo và có năng lực cảm xúc- xã hội (CX-XH) trước khi họ được đào tạo về mô hình SEL và ứng dụng mô hình này vào giáo dục. Thế nhưng,thực tế các nghiên cứu về sự chuẩn bị năng lực vận dụng cho GV, SV để dạy học tiếp cận theo mô hình SEL cònnhiều hạn chế cũng như năng lực CX-XH của chính GV, SV sư phạm còn nhiều bất cập (Tran, 2018). Hiện nay, giáo dục đạo đức cho HS tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng các mô hình,phương pháp dạy học mới. Trong chương trình môn Đạo đức có 4 mạch nội dung: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩnăng sống (KNS), giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật; trong đó, những nội dung gắn chặt với năng lực CX-XHcho thấy, GV phải thật sự làm chủ năng lực CX-XH của bản thân, biết khai thác và ứng dụng mô hình SEL để triểnkhai môn Đạo đức một cách hiệu quả. Vì thế, bồi dưỡng về năng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học môn Đạođức nhận được sự quan tâm nhiều hơn bởi yêu cầu đặc trưng của môn học đòi hỏi GV tác động vào HS và hình thànhcho các em năng lực CX-XH tương ứng. Đây là một trong những cách tiếp cận mới để nâng cao năng lực nghềnghiệp cho đội ngũ GV. Ý thức được tầm quan trọng của năng lực CX-XH đối với GV và việc vận dụng mô hình SEL vào hoạt động dạyhọc, đặc biệt là dạy học môn Đạo đức - môn học có nội dung tương đồng với 5 thành tố trong mô hình SEL (gồm:nhận thức bản thân, quản lí bản thân, nhận thức xã hội, quản lí các mối quan hệ, ra quyết định có trách nhiệm), việcnghiên cứu các định hướng phát triển năng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học môn Đạo đức cho HS tiểu họccho đội ngũ GV tiểu học là khá cấp thiết. Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thực hiện như nền tảng bắt đầuđể tiếp tục triển khai nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm ngành Giáo dục tiểu học - đội ngũ GVtương lai có thể ứng dụng được mô hình SEL trong việc dạy môn Đạo đức. Từ đó, bài báo này phân tích thực trạngnăng lực vận dụng mô hình SEL vào dạy học môn Đạo đức của SV sư phạm ngành Giáo dục tiểu học để làm cơ sở 42 VJE Tạp chí Giáo dục (2022), 2 ...

Tài liệu có liên quan: