
Thực trạng nghiên cứu và vấn đề tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu trang phục các dân tộc ở Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 645.00 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trang phục vừa là di sản, vừa là biểu tượng của văn hóa tộc người. Nghiên cứu trang phục không chỉ miêu thuật các bộ phận của trang phục, kỹ thuật tạo ra trang phục mà quan trọng hơn là nghiên cứu giá trị của trang phục trong cuộc sống đương đại. Bài viết trình bày thực trạng nghiên cứu về trang phục các dân tộc ở Việt Nam; Một số vấn đề về hướng tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu trang phục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nghiên cứu và vấn đề tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu trang phục các dân tộc ở Việt Nam108 Trần Hữu Sơn THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TS. Trần Hữu Sơn Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hóa - Du lịch Email: sonvanlc@gmail.com Tóm tắt: Trang phục vừa là di sản, vừa là biểu tượng của văn hóa tộc người. Nghiêncứu trang phục không chỉ miêu thuật các bộ phận của trang phục, kỹ thuật tạo ra trang phụcmà quan trọng hơn là nghiên cứu giá trị của trang phục trong cuộc sống đương đại. Từ địnhhướng như vậy, nội dung bài viết này tìm hiểu thực trạng nghiên cứu về trang phục và nhữngvấn đề cần đổi mới trong tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu trang phục ở Việt Nam. Từ khóa: Trang phục, thực trạng, tiếp cận, lý thuyết, dân tộc thiểu số, Việt Nam. Abstract: Costumes serve as both a heritage and a symbol of ethnic culture. Studyingclothes involves more than just describing the various parts of clothing and their techniquesof creation. It is also essential to learn about the value of clothes in modern-day life. Thisarticle explores the present state of clothing research in Vietnam and the need for innovativeapproaches and theories in clothing research. Keywords: Costume, reality, approach, theory, ethnic minorities, Vietnam. Ngày nhận bài: 21/11/2022; ngày gửi phản biện: 3/1/2023; ngày duyệt đăng: 15/2/2023. Mở đầu Trang phục là thành tố tiêu biểu trong văn hóa tộc người và hàm chứa nhiều giá trị vậtchất lẫn tinh thần. Trong lịch sử nghiên cứu văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu vềtrang phục. Nhưng trong bối cảnh hiện nay trang phục đang có xu hướng biến đổi mạnh mẽ.Đồng thời, các lý thuyết nghiên cứu mới hơn xuất hiện và được vận dụng trong nghiên cứunhân học, văn hóa học. Vì vậy, nghiên cứu về trang phục cũng cần đổi mới về hướng tiếp cận,về mặt lý thuyết cũng cần vận dụng nhiều hơn để đáp ứng được yêu cầu của khoa học và thựctiễn. Bài viết này tìm hiểu khái quát về tình hình nghiên cứu trang phục ở Việt Nam, trên cơsở đó xem xét việc áp dụng các tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu, đồng thời cũng đặt ra nhữngvấn đề liên quan đến bảo tồn trang phục ở các tộc người, đặc biệt là các tộc người thiểu số. 1. Thực trạng nghiên cứu về trang phục các dân tộc ở Việt Nam Hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam từ thời kì phong kiếnđến sau khi đất nước độc lập đều đề cập đến trang phục của người Việt và một số dân tộcT¹p chÝ D©n téc häc sè 1 – 2023 109thiểu số, có thể kể đến công trình của các học giả lớn như: “An Nam chí lược” (Lê Tắc, 2001,tr. 255-256); “Kiến văn tiểu lục” (Lê Quý Đôn, 2007, tr. 389-392) và các bộ sử của Việt Namđều ít nhiều đề cập đến trang phục. Trong đó nổi bật là hai tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của LêQuý Đôn và “Hưng Hóa ký lược” của Phạm Thận Duật (2000, tr. 183) đề cập về trang phục cáctộc người ở Hà Giang, Tây Bắc. Từ khi người Pháp đô hộ nước ta, các dạng địa chí đều có mụcbàn luận, miêu tả về trang phục. Đặc biệt tác phẩm chuyên khảo dân tộc học “Người Mường -Địa lý nhân văn và xã hội học” của J. Cuisinier (1995) đã dành cả Chương VIII để viết về trangphục, nghiên cứu từ nguyên vật liệu, kỹ thuật đến sự phù hợp riêng đối với từng đối tượng namgiới, phụ nữ và trẻ em. Nguyễn Văn Huyên - nhà nghiên cứu dân tộc học đầu thế kỷ XX cũngcó nghiên cứu về trang phục (Nguyễn Văn Huyên, 1995; 1996). Các nghiên cứu thời Phápthuộc chủ yếu miêu tả các bộ phận và nét độc đáo của trang phục. Ở Tây Nguyên, các côngtrình nghiên cứu của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi có đề cập sơ lược đến trang phụccủa một số dân tộc và những bức ảnh mà các tác giả miêu tả trang phục của đồng bào vẫn còngiá trị đến ngày nay (Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, 2011, tr. 281-288). Từ khi nền dân tộc học mới được hình thành, vấn đề nghiên cứu trang phục các dân tộcbước đầu được chú trọng. Công trình nghiên cứu chuyên khảo trang phục đầu tiên của các nhàdân tộc học Việt Nam là Nghệ thuật trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng (1990). Trong côngtrình này, tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành trang phục, trang phục phản ánh nếpsống dân tộc, thẩm mỹ của trang phục, sự giao lưu văn hóa của trang phục cũng như luận bànvề trang phục cổ truyền trong đời sống mới. Tác giả đã tiếp cận trang phục ở cả hai hướng làdân tộc học và nghệ thuật tạo hình. Hướng tiếp cận này đã định hình một kiểu nghiên cứu mớivề trang phục. Nhiều tác giả về sau đã dựa vào khung phân tích của công trình để phát triển vàxây dựng thành những chuyên khảo riêng. Theo thống kê không chính thức của chúng tôi,tính đến cuối năm 2021, ở Việt Nam đã có 14 công trình chuyên khảo về trang phục các dântộc được công bố (sách chuyên khảo và luận án tiến sĩ). Các công trình này chủ yếu tiếp cậndưới góc độ Dân tộc học/Nhân học, một số nhà nghiên cứu mỹ thuật cũng nghiên cứu về trangphục nhưng đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của hướng tiếp cận này. Công trình của các nhànghiên cứu mỹ thuật có bổ sung thêm cách nhìn về nghệ thuật tạo hình, nhưng “cái nhìn” đóchưa sâu, chưa tạo tính mới trong nghiên cứu. Đặc biệt, thực tiễn hiện nay cho thấy, nghiêncứu trang phục ứng dụng chưa được đẩy mạnh. Nhiều nhà thiết kế đã chủ động tự nghiên cứutrang phục, tạo ra những bộ thiết kế thời trang mới, có bộ thiết kế thành công, nhưng cũng cóbộ bị phê phán. Nghiên cứu thời trang đang là một yêu cầu của xã hội nhưng rất tiếc chưa cónhà nghiên cứu đi sâu, công bố các công trình nghiên cứu mới về vấn đề này. 2. Một số vấn đề về hướng tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu trang phục 2.1. Hướng tiếp cận và quan điểm nghiên cứu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nghiên cứu và vấn đề tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu trang phục các dân tộc ở Việt Nam108 Trần Hữu Sơn THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TS. Trần Hữu Sơn Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hóa - Du lịch Email: sonvanlc@gmail.com Tóm tắt: Trang phục vừa là di sản, vừa là biểu tượng của văn hóa tộc người. Nghiêncứu trang phục không chỉ miêu thuật các bộ phận của trang phục, kỹ thuật tạo ra trang phụcmà quan trọng hơn là nghiên cứu giá trị của trang phục trong cuộc sống đương đại. Từ địnhhướng như vậy, nội dung bài viết này tìm hiểu thực trạng nghiên cứu về trang phục và nhữngvấn đề cần đổi mới trong tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu trang phục ở Việt Nam. Từ khóa: Trang phục, thực trạng, tiếp cận, lý thuyết, dân tộc thiểu số, Việt Nam. Abstract: Costumes serve as both a heritage and a symbol of ethnic culture. Studyingclothes involves more than just describing the various parts of clothing and their techniquesof creation. It is also essential to learn about the value of clothes in modern-day life. Thisarticle explores the present state of clothing research in Vietnam and the need for innovativeapproaches and theories in clothing research. Keywords: Costume, reality, approach, theory, ethnic minorities, Vietnam. Ngày nhận bài: 21/11/2022; ngày gửi phản biện: 3/1/2023; ngày duyệt đăng: 15/2/2023. Mở đầu Trang phục là thành tố tiêu biểu trong văn hóa tộc người và hàm chứa nhiều giá trị vậtchất lẫn tinh thần. Trong lịch sử nghiên cứu văn hóa đã có nhiều công trình nghiên cứu vềtrang phục. Nhưng trong bối cảnh hiện nay trang phục đang có xu hướng biến đổi mạnh mẽ.Đồng thời, các lý thuyết nghiên cứu mới hơn xuất hiện và được vận dụng trong nghiên cứunhân học, văn hóa học. Vì vậy, nghiên cứu về trang phục cũng cần đổi mới về hướng tiếp cận,về mặt lý thuyết cũng cần vận dụng nhiều hơn để đáp ứng được yêu cầu của khoa học và thựctiễn. Bài viết này tìm hiểu khái quát về tình hình nghiên cứu trang phục ở Việt Nam, trên cơsở đó xem xét việc áp dụng các tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu, đồng thời cũng đặt ra nhữngvấn đề liên quan đến bảo tồn trang phục ở các tộc người, đặc biệt là các tộc người thiểu số. 1. Thực trạng nghiên cứu về trang phục các dân tộc ở Việt Nam Hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Việt Nam từ thời kì phong kiếnđến sau khi đất nước độc lập đều đề cập đến trang phục của người Việt và một số dân tộcT¹p chÝ D©n téc häc sè 1 – 2023 109thiểu số, có thể kể đến công trình của các học giả lớn như: “An Nam chí lược” (Lê Tắc, 2001,tr. 255-256); “Kiến văn tiểu lục” (Lê Quý Đôn, 2007, tr. 389-392) và các bộ sử của Việt Namđều ít nhiều đề cập đến trang phục. Trong đó nổi bật là hai tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của LêQuý Đôn và “Hưng Hóa ký lược” của Phạm Thận Duật (2000, tr. 183) đề cập về trang phục cáctộc người ở Hà Giang, Tây Bắc. Từ khi người Pháp đô hộ nước ta, các dạng địa chí đều có mụcbàn luận, miêu tả về trang phục. Đặc biệt tác phẩm chuyên khảo dân tộc học “Người Mường -Địa lý nhân văn và xã hội học” của J. Cuisinier (1995) đã dành cả Chương VIII để viết về trangphục, nghiên cứu từ nguyên vật liệu, kỹ thuật đến sự phù hợp riêng đối với từng đối tượng namgiới, phụ nữ và trẻ em. Nguyễn Văn Huyên - nhà nghiên cứu dân tộc học đầu thế kỷ XX cũngcó nghiên cứu về trang phục (Nguyễn Văn Huyên, 1995; 1996). Các nghiên cứu thời Phápthuộc chủ yếu miêu tả các bộ phận và nét độc đáo của trang phục. Ở Tây Nguyên, các côngtrình nghiên cứu của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi có đề cập sơ lược đến trang phụccủa một số dân tộc và những bức ảnh mà các tác giả miêu tả trang phục của đồng bào vẫn còngiá trị đến ngày nay (Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, 2011, tr. 281-288). Từ khi nền dân tộc học mới được hình thành, vấn đề nghiên cứu trang phục các dân tộcbước đầu được chú trọng. Công trình nghiên cứu chuyên khảo trang phục đầu tiên của các nhàdân tộc học Việt Nam là Nghệ thuật trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng (1990). Trong côngtrình này, tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành trang phục, trang phục phản ánh nếpsống dân tộc, thẩm mỹ của trang phục, sự giao lưu văn hóa của trang phục cũng như luận bànvề trang phục cổ truyền trong đời sống mới. Tác giả đã tiếp cận trang phục ở cả hai hướng làdân tộc học và nghệ thuật tạo hình. Hướng tiếp cận này đã định hình một kiểu nghiên cứu mớivề trang phục. Nhiều tác giả về sau đã dựa vào khung phân tích của công trình để phát triển vàxây dựng thành những chuyên khảo riêng. Theo thống kê không chính thức của chúng tôi,tính đến cuối năm 2021, ở Việt Nam đã có 14 công trình chuyên khảo về trang phục các dântộc được công bố (sách chuyên khảo và luận án tiến sĩ). Các công trình này chủ yếu tiếp cậndưới góc độ Dân tộc học/Nhân học, một số nhà nghiên cứu mỹ thuật cũng nghiên cứu về trangphục nhưng đều chịu ảnh hưởng chủ yếu của hướng tiếp cận này. Công trình của các nhànghiên cứu mỹ thuật có bổ sung thêm cách nhìn về nghệ thuật tạo hình, nhưng “cái nhìn” đóchưa sâu, chưa tạo tính mới trong nghiên cứu. Đặc biệt, thực tiễn hiện nay cho thấy, nghiêncứu trang phục ứng dụng chưa được đẩy mạnh. Nhiều nhà thiết kế đã chủ động tự nghiên cứutrang phục, tạo ra những bộ thiết kế thời trang mới, có bộ thiết kế thành công, nhưng cũng cóbộ bị phê phán. Nghiên cứu thời trang đang là một yêu cầu của xã hội nhưng rất tiếc chưa cónhà nghiên cứu đi sâu, công bố các công trình nghiên cứu mới về vấn đề này. 2. Một số vấn đề về hướng tiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu trang phục 2.1. Hướng tiếp cận và quan điểm nghiên cứu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa tộc người Nghiên cứu trang phục Nghệ thuật trang phục Nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật trang trí trang phục Văn hóa họcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 trang 646 5 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 245 0 0 -
Hành trình của thần linh và thân phận - Văn hóa Lên đồng: Phần 2
188 trang 188 3 0 -
12 trang 179 0 0
-
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 171 4 0 -
16 trang 161 0 0
-
15 trang 139 0 0
-
9 trang 126 0 0
-
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 1
81 trang 106 0 0 -
Văn hóa học: Culturology và Cultural studies
14 trang 71 0 0 -
7 trang 62 1 0
-
Giáo trình Nghệ thuật tạo hình: Phần 2
33 trang 60 0 0 -
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
11 trang 53 0 0
-
Bé sơ sinh lằm trong lòng bàn tay
8 trang 53 0 0 -
100 bài dân ca 3 miền - Dân ca Việt Nam
149 trang 50 1 0 -
Nhiếp ảnh thế giới - Lịch sử: Phần 1
333 trang 49 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt: Phần 1
135 trang 47 0 0