Thực trạng sử dụng hệ thống quản lý học tập trong dạy học trực tuyến tại khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.28 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) được xem là một công cụ hữu ích giúp hỗ trợ quá trình dạy học trực tuyến, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng hệ thống quản lý học tập trong dạy học trực tuyến tại khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130, Số 6B, 2021, Tr. 49–63; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6262 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ Cao Thị Xuân Liên* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) được xem là một công cụ hữu ích giúp hỗ trợ quá trình dạy học trực tuyến, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục đại học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Một khảo sát đã được tiến hành với sự tham gia của 14 giảng viên và 130 sinh viên Khoa Tiếng Anh để tìm hiểu việc sử dụng và ý kiến đánh giá của họ đối với LMS trong thời gian phải học trực tuyến vì giãn cách xã hội. Kết quả cho thấy giữa giảng viên và sinh viên có sự tương đồng trong thói quen truy cập vào LMS xét về tần suất, thời gian và việc sử dụng ứng dụng di động. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt về các hoạt động trên LMS mà giảng viên và sinh viên thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học trực tuyến. Giữa giảng viên cũng có sự khác nhau nhất định trong quá trình sử dụng LMS khi so sánh dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn giảng dạy, trong khi đó không có sự khác biệt rõ ràng nào giữa sinh viên với nhau. Ngoài ra, cả giảng viên và sinh viên, nhìn chung, đều hài lòng về hầu hết các khía cạnh của LMS như giao diện, chức năng và, cách tổ chức sắp xếp khóa học. Tuy nhiên, cả giảng viên và sinh viên đều chưa đánh giá cao tốc độ xử lý thông tin cũng như tính ổn định của LMS. Từ khóa: hệ thống quản lý học tập, LMS, dạy học trực tuyến, giáo dục đại học, giảng viên, sinh viên 1. Đặt vấn đề Dạy học trực tuyến đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh và thiên tai diễn biến phức tạp gần đây khiến việc dạy và học trên lớp truyền thống bị gián đoạn trong một thời gian dài. Chính điều này đã tạo động lực rất lớn để việc dạy học trực tuyến có cơ hội được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Trong dạy học trực tuyến, công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong số các thiết bị và ứng dụng công nghệ được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình dạy học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) được xem là một công cụ hữu ích, giúp quản lý hiệu quả việc dạy và học. Tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, từ đầu năm 2020, LMS có tên HUCFL.ONLINE tại địa chỉ http://lms.hucfl.edu.vn/ được phát triển dựa trên *Liên hệ: ctxlien@hueuni.edu.vn Nhận bài: 25-3-2021; Hoàn thành phản biện: 26-4-2021; Ngày nhận đăng: 11-5-2021 Cao Thị Xuân Liên Tập 130, Số 6C, 2021 nền tảng mã nguồn mở Moodle đã được đưa vào sử dụng để phục vụ việc dạy và học trực tuyến. Đây là lần đầu tiên LMS này được triển khai sử dụng trên quy mô toàn trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy học trực tuyến trong thời gian việc dạy học trên lớp bị gián đoạn vì dịch bệnh và thiên tai. Việc tìm hiểu phản hồi của giảng viên và sinh viên để biết về thực trạng sử dụng LMS trong quá trình dạy học trực tuyến cũng như ý kiến đánh giá của họ đối với LMS đang sử dụng là điều cần thiết. Những phản hồi thu được từ giảng viên và sinh viên về quá trình sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến sẽ là cơ sở để các cấp quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tính hiệu quả của LMS đang được sử dụng cũng như có những điều chỉnh phù hợp để cải thiện chất lượng của LMS trong thời gian tới. Từ những mục đích trên, nghiên cứu này nhằm tập trung tìm lời giải cho các câu hỏi sau đây: Các giảng viên và sinh viên đang sử dụng hệ thống quản lý học tập HUCFL.ONLINE như thế nào để dạy học trực tuyến? Các giảng viên và sinh viên đánh giá như thế nào về hệ thống quản lý học tập HUCFL.ONLINE đang được sử dụng để dạy học trực tuyến? 2. Cơ sở lý luận 2.1. Dạy học trực tuyến Việc dạy học trực tuyến đã và đang trở thành xu hướng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm dạy học trực tuyến, nhưng điểm chung của tất cả các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu đưa ra đó là đều đề cập đến việc ứng dụng công nghệ vào quá trình truyền thụ tri thức. Carliner định nghĩa việc dạy học trực tuyến là việc cung cấp cho người học các nguồn học liệu và các nguồn hỗ trợ khác thông qua máy vi tính [5]. Còn Garrison thì cho rằng dạy học trực tuyến không đơn giản chỉ là việc cung cấp các nguồn học liệu mang tính một chiều từ phía người dạy mà còn là việc tương tác đồng thời hoặc không đồng thời giữa người dạy và người học thông qua các thiết bị điện tử nhằm mục đích xây dựng và củng cố kiến thức [12]. Clarke chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến theo hình thức dạy học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp hoặc hoàn toàn trực tuyến [6]. Trong nghiên cứu này, khái niệm ‘dạy học trực tuyến’ được sử dụng xuyên suốt để chỉ quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trên môi trường trực tuyến hoàn toàn, không có sự tương tác trực tiếp. 2.2. Hệ thống quản lý học tập Một trong những công cụ không thể thiếu để giúp quá trình dạy học trực tuyến được hiệu quả đó là hệ thống quản lý học tập. Hệ thống quản lý học tập còn được biết đến với những tên gọi khác nhau như môi trường học tập ảo (Virtual Learning Environment – VLE) hay hệ 50 Jos.hueuni.edu.vn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng hệ thống quản lý học tập trong dạy học trực tuyến tại khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130, Số 6B, 2021, Tr. 49–63; DOI: 10.26459/hueunijssh.v130i6B.6262 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI KHOA TIẾNG ANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ Cao Thị Xuân Liên* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) được xem là một công cụ hữu ích giúp hỗ trợ quá trình dạy học trực tuyến, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục đại học. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Một khảo sát đã được tiến hành với sự tham gia của 14 giảng viên và 130 sinh viên Khoa Tiếng Anh để tìm hiểu việc sử dụng và ý kiến đánh giá của họ đối với LMS trong thời gian phải học trực tuyến vì giãn cách xã hội. Kết quả cho thấy giữa giảng viên và sinh viên có sự tương đồng trong thói quen truy cập vào LMS xét về tần suất, thời gian và việc sử dụng ứng dụng di động. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt về các hoạt động trên LMS mà giảng viên và sinh viên thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học trực tuyến. Giữa giảng viên cũng có sự khác nhau nhất định trong quá trình sử dụng LMS khi so sánh dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn giảng dạy, trong khi đó không có sự khác biệt rõ ràng nào giữa sinh viên với nhau. Ngoài ra, cả giảng viên và sinh viên, nhìn chung, đều hài lòng về hầu hết các khía cạnh của LMS như giao diện, chức năng và, cách tổ chức sắp xếp khóa học. Tuy nhiên, cả giảng viên và sinh viên đều chưa đánh giá cao tốc độ xử lý thông tin cũng như tính ổn định của LMS. Từ khóa: hệ thống quản lý học tập, LMS, dạy học trực tuyến, giáo dục đại học, giảng viên, sinh viên 1. Đặt vấn đề Dạy học trực tuyến đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh và thiên tai diễn biến phức tạp gần đây khiến việc dạy và học trên lớp truyền thống bị gián đoạn trong một thời gian dài. Chính điều này đã tạo động lực rất lớn để việc dạy học trực tuyến có cơ hội được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Trong dạy học trực tuyến, công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong số các thiết bị và ứng dụng công nghệ được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình dạy học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) được xem là một công cụ hữu ích, giúp quản lý hiệu quả việc dạy và học. Tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, từ đầu năm 2020, LMS có tên HUCFL.ONLINE tại địa chỉ http://lms.hucfl.edu.vn/ được phát triển dựa trên *Liên hệ: ctxlien@hueuni.edu.vn Nhận bài: 25-3-2021; Hoàn thành phản biện: 26-4-2021; Ngày nhận đăng: 11-5-2021 Cao Thị Xuân Liên Tập 130, Số 6C, 2021 nền tảng mã nguồn mở Moodle đã được đưa vào sử dụng để phục vụ việc dạy và học trực tuyến. Đây là lần đầu tiên LMS này được triển khai sử dụng trên quy mô toàn trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy học trực tuyến trong thời gian việc dạy học trên lớp bị gián đoạn vì dịch bệnh và thiên tai. Việc tìm hiểu phản hồi của giảng viên và sinh viên để biết về thực trạng sử dụng LMS trong quá trình dạy học trực tuyến cũng như ý kiến đánh giá của họ đối với LMS đang sử dụng là điều cần thiết. Những phản hồi thu được từ giảng viên và sinh viên về quá trình sử dụng LMS trong dạy học trực tuyến sẽ là cơ sở để các cấp quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tính hiệu quả của LMS đang được sử dụng cũng như có những điều chỉnh phù hợp để cải thiện chất lượng của LMS trong thời gian tới. Từ những mục đích trên, nghiên cứu này nhằm tập trung tìm lời giải cho các câu hỏi sau đây: Các giảng viên và sinh viên đang sử dụng hệ thống quản lý học tập HUCFL.ONLINE như thế nào để dạy học trực tuyến? Các giảng viên và sinh viên đánh giá như thế nào về hệ thống quản lý học tập HUCFL.ONLINE đang được sử dụng để dạy học trực tuyến? 2. Cơ sở lý luận 2.1. Dạy học trực tuyến Việc dạy học trực tuyến đã và đang trở thành xu hướng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm dạy học trực tuyến, nhưng điểm chung của tất cả các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu đưa ra đó là đều đề cập đến việc ứng dụng công nghệ vào quá trình truyền thụ tri thức. Carliner định nghĩa việc dạy học trực tuyến là việc cung cấp cho người học các nguồn học liệu và các nguồn hỗ trợ khác thông qua máy vi tính [5]. Còn Garrison thì cho rằng dạy học trực tuyến không đơn giản chỉ là việc cung cấp các nguồn học liệu mang tính một chiều từ phía người dạy mà còn là việc tương tác đồng thời hoặc không đồng thời giữa người dạy và người học thông qua các thiết bị điện tử nhằm mục đích xây dựng và củng cố kiến thức [12]. Clarke chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến theo hình thức dạy học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp hoặc hoàn toàn trực tuyến [6]. Trong nghiên cứu này, khái niệm ‘dạy học trực tuyến’ được sử dụng xuyên suốt để chỉ quá trình giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trên môi trường trực tuyến hoàn toàn, không có sự tương tác trực tiếp. 2.2. Hệ thống quản lý học tập Một trong những công cụ không thể thiếu để giúp quá trình dạy học trực tuyến được hiệu quả đó là hệ thống quản lý học tập. Hệ thống quản lý học tập còn được biết đến với những tên gọi khác nhau như môi trường học tập ảo (Virtual Learning Environment – VLE) hay hệ 50 Jos.hueuni.edu.vn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống quản lý học tập Dạy học trực tuyến Giáo dục đại học Đặc điểm của hệ thống quản lý học tập Hệ thống quản lý khoa họcTài liệu có liên quan:
-
11 trang 479 0 0
-
37 trang 291 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 226 0 0 -
10 trang 225 1 0
-
171 trang 225 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
200 trang 199 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 188 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0