Danh mục tài liệu

THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.41 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan ở tỉnh Quảng Trị códiện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đất bazan là loại đất có độ phì nhiêucao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày,như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... Do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên và tác động nhânsinh, đất bazan đang ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có6.475,13 ha đất bazan bị thoái hoá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤTTHùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 1 of 8 THỰC TRẠNG THOÁI HOÁ ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Các loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan ở tỉnh Quảng Trị có diện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đất bazan là loại đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... Do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên và tác động nhân sinh, đất bazan đang ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6.475,13 ha đất bazan bị thoái hoá nhẹ; 6.931,12 ha đất bazan bị thoái hoá trung bình và 1.793,58 ha đất bazan bị thoái hoá nặng. Vì vậy, cần phải đề ra các biện pháp khôi phục đất bazan bị thoái hoá và chống thoái hoá đất ở Quảng Trị. I. MỞ ĐẦU Với sự chi phối của địa hình, tính chất phức tạp của nền đá gốc và thảm thực vật cùng với tác độngcủa con người nên ở tỉnh Quảng Trị đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng và phức tạp với14 loại đất, trong đó đất bazan có diện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.Các loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan là đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệtđới. Loại đất này có kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng khí, có bề dày khá, tỷ lệ mùn cao và hàm lượng các chấtdinh dưỡng cao hơn so với nhiều loại đất khác. Đất bazan tỉnh Quảng Trị phân bố ở vùng đồi và núi thấpcác huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đak Krông và Hướng Hoá. Đất bazan là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông - lâm nghiệp, là một nguồn tài nguyên vô cùng quýgiá của mỗi quốc gia và từng khu vực. Tuy nhiên, trải qua nhiều quá trình khai thác cho các mục đích sửdụng khác nhau và tác động của các quá trình tự nhiên đã dẫn đến tình trạng hoang hoá và thoái hoá đấtbazan. Việc nghiên cứu đặc điểm thoái hoá đất bazan sẽ xây dựng cơ sở khoa học quan trọng cho việcđề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất nói chung và đất bazan nói riêng ởtỉnh Quảng Trị. II. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Đất bazan ở Quảng Trị chia ra làm 2 loại: 1. Đất nâu đỏ trên đá bazan: Fk (Rhodic Ferrasols: FRs) Loại đất này có diện tích khoảng 12.747,24 ha, chiếm 3,69% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủyếu ở các huyện Vĩnh Linh (34,23%), Gio Linh (28,72%), Cam Lộ (18,90%), Hướng Hoá (17,85%) vàĐak Krông (0,30%). Nhìn chung, đất phát triển ở địa hình tương đối bằng phẳng, rất ít nơi có độ dốc lớn(trên 250 chỉ chiếm khoảng 2,7% diện tích của loại đất này). Kết quả nghiên cứu và phân tích nhiềuphẫu diện cho thấy đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng (tỷ lệ cấp hạt sét khoảngtrên 40%). Đất có phản ứng chua (pHKCl: 3,8 - 4,0), hàm lượng mùn tổng số thấp (0,66 - 0,88%). Hàmlượng đạm tổng số ở tầng mặt trung bình (0,036 - 0,078%), hàm lượng lân, kali tổng số từ trung bìnhđến thấp. Hàm lượng các yếu tố dễ tiêu đều thấp. Dung lượng cation trao đổi ở các tầng đều dưới 3meq/100 g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình từ 6,93 đến 12,16 meq/100 g đất. 2. Đất nâu vàng trên đá bazan: Fu (Xanthic Ferrasols: FRx) Loại đất này có diện tích khoảng 2.452,59 ha chiếm 0,71% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở cáchuyện Gio Linh (58,77%), Vĩnh Linh (36,13%), Cam Lộ (4,60%) và Hướng Hoá (0,60%) diện tích củaloại đất. Toàn bộ loại đất này phân bố ở những nơi có độ dốc < 20o. Đất có thành phần cơ giới từ thịttrung bình đến thịt nặng (tỷ lệ cấp hạt sét: 16,4 - 66,0%). Đất có phản ứng từ chua đến chua vừa (pHKCl:4,4 - 5,4). Hàm lượng mùn tổng số trung bình (1,21 -1,97%); hàm lượng đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêuở tầng mặt khá nhưng giảm dần theo chiều sâu. Dung lượng kiềm trao đổi rất thấp, ở các tầng đều dưới 5mg/100 g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình khoảng 8,94 meq/100 g đất.http://www.idm.gov.vn/Nguon_luc/Xuat_ban/2006/A296/a96.htm 3/27/2007THùC TR¹NG THO¸I HãA §ÊT BAZAN TØNH QUNG TRÞ Vµ C¸C Gii PH¸P sö DôN... Page 2 of 8 III. CÁC DẤU HIỆU THOÁI HOÁ ÐẤT BAZAN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Các dấu hiệu thoái hoá về hoá học Các chỉ tiêu hoá học được xem xét để đánh giá thoái hoá đất bazan tỉnh Quảng Trị gồm: - Độ chua: Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận quá trình thoái hoá của đất vùng nhiệt đới trướctiên là quá trình axit hoá. Quá trình thoái hoá làm tăng độ chua tầng mặt hay toàn phẫu diện. Trung bìnhđất dưới rừng có độ pHKCl = 4,5 - 5,5; trung bình chung mỗi đơn vị cấu trúc có pHKCl: 4 - 5 và kh ...