Danh mục tài liệu

Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất xanh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.71 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến tăng trưởng xanh bền vững và các giải pháp thân thiện với môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu, không chỉ riêng nông nghiệp mà tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, thương mại,... đều chuyển hướng ưu tiên sang những mô hình, cách thức sản xuất xanh. Bài viết này phân tích ứng dụng chính của sản xuất xanh và hướng phát triển của sản xuất xanh, đồng thời đưa ra các đề xuất cho sự phát triển của sản xuất xanh trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất xanhVai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 107 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT XANH TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo(1) TÓM TẮT: Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến tăng trưởng xanh bền vững và các giảipháp thân thiện với môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu, không chỉ riêng nôngnghiệp mà tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, thương mại,... đều chuyểnhướng ưu tiên sang những mô hình, cách thứcsản xuất xanh. Các vấn đề toàn cầu vềsuy thoái môi trường đã buộc xã hội phải suy nghĩ lại về cách thức phát triển và hìnhthành khái niệm phát triển bền vững. Sản xuất xanh là một phương tiện quan trọngđể giảm bớt áp lực về tài nguyên môi trường thế giới và thúc đẩy quá trình chuyểnđổi của ngành sản xuất, xanh hóa sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, hướng tớităng trưởng bền vững mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trịvô hình cho doanh nghiệp. Bài viết này phân tích ứng dụng chính của sản xuất xanhvà hướng phát triển của sản xuất xanh, đồng thời đưa ra các đề xuất cho sự phát triểncủa sản xuất xanh trong tương lai. Từ khóa: Sản xuất xanh, khoa học công nghệ, môi trường. ABSTRACT: In the context that the world is moving towards sustainablegreen growth and environmentally friendly solutions to limit climate change, notonly agriculture but all fields such as industry, services, trade... are shifting theirpriority to green production models and ways. The global problem of environmentaldegradation has forced society to rethink the way it develops and to formulate theconcept of sustainable development. Green production is an important means toreduce pressure on world environmental resources and promote the transformationof the manufacturing industry, greening production contributes to reducing pollution,towards sustainable growth, bringing many practical benefits both in terms of economy1. Trường Đại học Công Đoàn.108 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAand intangible values for businesses. This article analyzes the main application ofgreen production and the development direction of green production, and makesrecommendations for the development of green production in the future. Keywords: Green production, science and technology, environment. 1. Giới thiệu Sản xuất xanh là quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu rađều thân thiện với môi trường và không gây nguy hại cho con người. Công nghệ xanhbao gồm nhiều khía cạnh khác nhau giúp chúng ta giảm thiểu tác động xấu của conngười đối với môi trường và tạo ra các phương thức phát triển bền vững. Công bằngxã hội, tính khả thi về kinh tế và tính bền vững là những thông số chính của côngnghệ xanh. Trước những tác động của biến đổi khí hậu, trong bối cảnh môi trường bịô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, làn sóng tiêu dùng xanhđang lan rộng trên toàn cầu thì sản xuất xanh là xu thế tất yếu và là một mắt xíchquan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh. Dựa trên những cách tiếp cận nhằmthúc đẩy tăng trưởng xanh, mỗi quốc gia xây dựng những mô hình, cách thức sảnxuất xanh khác nhau cho từng lĩnh vực, ngành kinh tế. Cũng như nhiều nước trên thếgiới, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam hướng tới mộtnền kinh tế xanh và bền vững. Xanh hóa sản xuất còn đặt ra cho các doanh nghiệpnhững đòi hỏi, yêu cầu mới phù hợp với xu thế phát triển chung, đồng thời nâng caovị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Sản xuất xanh hay còn gọi là sản xuất nâng cao nhận thức về môi trường, làphương thức sản xuất hiện đại, có tính đến việc tiêu hao tài nguyên vật liệu trong quátrình sản xuất và tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất. Sản xuất xanhđóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội loàingười và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành sản xuất hiện đại (Liang,2019). Toàn bộ vòng đời của sản phẩm bao gồm thiết kế sản phẩm, chế biến và sảnxuất, đóng gói, sử dụng sản phẩm và xử lý phế liệu. Trong toàn bộ vòng đời của mộtsản phẩm, mục tiêu của sản xuất xanh là giảm tác động tiêu cực của môi trường, cảithiện việc sử dụng tài nguyên và gia tăng lợi ích toàn diện. Theo CleanTechnica, thuật ngữ sản xuất “xanh” có thể được xem xét theo haikhía cạnh: sản xuất các sản phẩm “xanh”, đặc biệt là những sản phẩm được sử dụngtrong các hệ thống năng lượng tái tạo và thiết bị công nghệ sạch các loại, và “xanhhóa” sản xuất giúp giảm ô nhiễm và chất thải bằng cách giảm thiểu việc sử dụng tàinguyên thiên nhiên, tái chế và tái sử dụng những gì được coi là chất thải và giảmVai trò của ...