
Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ThS. Nguyễn Văn Nam1, TS. Nguyễn Văn Tươi2 (1),(2) Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương V Tóm tắt: Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng cộng sản Việt Nam, từ sau Đại hội lần thứ VI (1986), nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những thành tựu nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tục, đã góp phần quyết định vào việc nâng cao đời sống của nhân dân, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu to lớn đó hiện đang đứng trước nhiều thách thức do mô hình tăng trưởng hiện tại của nước ta đã trở nên lạc hậu. Nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình tăng trưởng đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0), việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh là một lựa chọn tất yếu. Bài viết góp phần tìm hiểu về mô hình tăng trưởng xanh, thực trạng thực hiện tăng trưởng xanh và đề xuất một số giải pháp thực hiện ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: cách mạng 4.0; khoa học công nghệ; tăng trương xanh; phát triển bền vững; mô hình tăng trưởng. 1. Đặt vấn đề Ở nước ta, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: tăng trưởng cao trong thời gian dài; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định… Thành tựu đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt đất nước. Tuy nhiên, những hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn, tài nguyên và lao động đã bộc lộ. Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững hay tăng trưởng xanh (TTX) là một yêu cầu cấp thiết. Từ năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Mục tiêu của Chiến lược là “tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội…”1. Để thực hiện mục tiêu trên, việc nghiên cứu đầy đủ hơn về mô hình TTX và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp là việc làm cần thiết. 2. Khái niệm về tăng trưởng xanh Với nhiều phương diện tiếp cận khác nhau, đến nay đã có một số các định nghĩa về TTX được sử dụng rộng rãi: Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa: 'TTX là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau” (Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc, 2006). Theo OECD, “TTX là thuc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cần thiết cho cuộc sống chủng ta. Để thực hiện điều này, TTX phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.” (Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, 2005) 93 Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc cho rằng: “TTX hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để đạt được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng cho xã hội.” (Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc, 2007) Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song TTX bao gồm các nội dung cơ bản: (1) sản xuất và tiêu dùng bền vững; (2) giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; (3) xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công nghệ xanh, phát triển các ngành công nghiệp cao, sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch; (4) xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; (5) bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên; (6) cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế; (7) xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái. (Vũ Tuấn Anh, 2015, Tr.19) Bản chất của TTX khác với bản chất của các loại hình tăng trưởng trước đây. Sự khác biệt nằm ở chỗ TTX không đặt ra (không chấp nhận đánh đổi) giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường. Việc ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế nhanh để tích lũy nguồn lực (chủ yếu là vốn) và sử dụng nguồn lực đó để quay lại tái tạo môi trường không tồn tại trong TTX. Sự thay đổi quan điểm đó xuất phát từ thực tế, nhiều nguồn lực đã biến mất trong quá trình tăng trưởng kinh tế vừa qua và những nỗ lực sau đó nhằm tái tạo các nguồn lực này trên cơ sở tích lũy từ phát triển kinh tế đã trở thành vô vọng. Trong mô hình TTX, các quốc gia phải hướng tới sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Ba trụ cột đó được đặt cùng mức ưu tiên. Thực hiện TTX đang trở thành một trong những ưu tiên của nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển để ứng phó với khủng hoảng kinh tế cũng như trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và vấn đề ô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh ở Việt Nam Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nền kinh tế xanh Xanh hóa sản xuất Phát triển kinh tế bền vữngTài liệu có liên quan:
-
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới hoạt động thông tin – thư viện
12 trang 428 0 0 -
8 trang 354 0 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 248 0 0 -
6 trang 225 0 0
-
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 211 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
3 trang 188 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 187 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
11 trang 181 4 0
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 172 0 0 -
Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số
9 trang 170 0 0 -
Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc
6 trang 155 0 0 -
15 trang 145 0 0
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 133 0 0 -
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 130 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 123 0 0