Danh mục tài liệu

Thực trạng và giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 431.44 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết trên cơ sở phân tích thực trạng xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang, chúng tôi đề xuất một số giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn như: tăng cường quan trắc, giám sát nâng cao năng lực dự báo mặn; Chú trọng đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH AN GIANG SV: Phạm Thị Cẩm Tú Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: TS. Phùng Thái Dương Tóm tắt: Tình hình xâm nhập mặn tại An Giang ngày càng nghiêm trọng nhưngcác nghiên cứu về xâm nhập mặn ở khu vực này hiện nay còn rất hạn chế. Trên cơ sởphân tích thực trạng xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang,chúng tôi đề xuất một số giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn như: tăng cường quantrắc, giám sát nâng cao năng lực dự báo mặn; Chú trọng đầu tư các công trình cấpnước sinh hoạt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,…Hy vọng bài viết sẽ là tài liệutham khảo giúp chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang chủ động ứng phó và khắcphục được những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra. Từ khóa: An Giang, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu. 1. Đặt vấn đề Tỉnh An Giang có diện tích 3.536km², là tỉnh có nhiều đặc trưng riêng biệt, vừacó đồng bằng, rừng núi, tài nguyên khoáng sản vừa có những di tích lịch sử lâu đời,đặc biệt An Giang còn là cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh thuộc khu vực đồng bằngsông Cửu Long với các quốc gia Đông Nam Á lục địa, đường biên giới dài gần100km với 5 cửa khẩu được phép thông quan hàng hóa, gồm: 2 cửa khẩu quốc tế, 2cửa khẩu quốc gia và 1 cửa khẩu phụ. Ngoài ra, An Giang còn có nguồn nước mặt dồidào, thuận lợi trong việc sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên do vừa phảichịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Mê Kông vừa phải chịu ảnh hưởng của thủy triềuở biển Tây nên chế độ nước sông nơi đây rất phức tạp. Vào mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều mang nước xâm nhậpmặn sâu vào nội đồng gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của ngườidân. Nguyên nhân gây xâm nhập mặn ở An giang là do sự kết hợp của nhiều yếu tốnhư : dòng chảy từ thượng lưu, mưa và bốc hơi nội đồng,…Trong bối cảnh biến đổikhí hậu, nước biển dâng, mực nước biển dâng cao làm cho tình trạng xâm nhập mặnngày càng nghiêm trọng. Việc nghiên cứu thực trạng xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ làcơ sở đề xuất giải pháp ứng phó và thích ứng phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững của tỉnh An Giang. 2. Thực trạng xâm nhập mặn tỉnh An Giang Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn đã và đang diễn biến theonhiều chiều hướng rất phức tạp và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đờisống sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chungvà tỉnh An Giang nói riêng. Bảng 1. Lượng nước trên các trục chính Mực nước (m) STT Địa điểm 2018 Cùng kỳ 59 2017 1 Kênh Ba Thê 0.3 0.3 2 Kênh Rạch Giá – Long Xuyên 0.21 0.26 3 Kênh Vĩnh Tế 0.15 0.29 4 Kênh Tám Ngàn 0.2 0.27 ( Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang) Như vậy lượng nước trên các kênh trục chính ở An Giang đo được từ 4/2018 chothấy. Lượng nước trên các kênh trục chính thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 cụ thểtại kênh Ba Thê mực nước đo thấp nhất là 0.3m xấp xỉ với cùng kỳ năm 2017, tạituyến kênh Rạch Giá – Long Xuyên thấp nhất là 0.21m thấp hơn so với cùng kỳ năm2017 0.05m, Tại kênh Tám Ngàn thấp nhất là 0.2m thấp hơn cùng kỳ 2017 là 0.07m,tại kênh Vĩnh Tế 0.15m thấp hơn so với cùng kỳ 2017 là 0.14m. Bảng 2. Độ mặn đo được tại các trạm từ ngày 1/2/2018 – 31/5/2018 Độ mặn cao Độ mặn thấp STT Trạm Kênh nhất nhất ( Smax) ( Smin) Trạm Vĩnh Tròn 1 0.170/00 0.080/00 Thắng Trạm Bình Rạch Giá – 2 0.180/00 0.080/00 Thành Long Xuyên 3 Trạm Kiên Hảo Kiên Hảo 0.190/00 0.090/00 4 Trạm Vọng Thê Ba Thê 0.160/00 0.080/00 Ngã tư kênh 5 Trạm Phú Lâm 0.280/00 0.100/00 H7 – Chữ U 6 Trạm Cây Gòn Tám Ngàn 0.210/00 0.100/00 7 Trạm Vĩnh Cầu T4 - Ranh 0.1 ...

Tài liệu có liên quan: