Thực trạng và vai trò của tổ hợp tác trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 936.54 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tổ hợp tác (THT) là tổ chức thuộc loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tổ hợp tác sản xuất ra đời từ những năm 1960 và có những vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả được xem là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá vai trò của các THT tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá thực trạng và vai trò của THT trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại nước ta. Thông tin về thực trạng và vai trò của THT trong phát triển nông thôn mới được thu thập và phân tích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và vai trò của tổ hợp tác trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 129, Số 3A, 2020, Tr. 57–71; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5474 THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trương Quang Hoàng1, 2*, Hoàng Gia Hùng1, Võ Chí Tiến2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Tổ hợp tác (THT) là tổ chức thuộc loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tổ hợp tác sản xuất ra đời từ những năm 1960 và có những vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả được xem là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá vai trò của các THT tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá thực trạng và vai trò của THT trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại nước ta. Thông tin về thực trạng và vai trò của THT trong phát triển nông thôn mới được thu thập và phân tích. Nghiên cứu khảo sát 112 thành viên THT và phỏng vấn 13 lãnh đạo xã và 24 tổ trưởng THT. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 loại hình THT khác nhau đang hoạt động với quy mô và số lượng thành viên rất khác nhau gồm: (1) THT trồng trọt; (2) THT chăn nuôi/nuôi ong; (3) THT chế biến/dịch vụ; (4) THT đánh bắt/nuôi trồng thủy sản; (5) THT lâm nghiệp. Tổ hợp tác có ba vai trò chính gồm: (1) cung cấp dịch vụ đầu vào; (2) tổ chức và liên kết sản xuất; (3) cung cấp dịch vụ đầu ra. Đây là các vai trò rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ khóa: THT, vai trò, nông thôn mới, Thừa Thiên Huế 1 Đặt vấn đề Tổ hợp tác (THT) là tổ chức có từ hai cá nhân trở lên cùng tự nguyện thành lập. Theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP về Tổ hợp tác, tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân và hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của các thành viên và có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã sở tại. Tổ hợp tác là tổ chức thuộc loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển tại các nước đang phát triển. Có nhiều mô hình THT đã thành công và đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều cộng đồng nông thôn tại nhiều vùng khác nhau [2, 3]. Ở Việt Nam, tổ hợp tác sản xuất ra đời từ những năm 1960 và có những vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả được xem là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí 13). Theo Đào Thế Tuấn, tổ hợp tác tại Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người sản xuất bao gồm: (1) nâng cao trình độ và áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất; (2) phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt các hoạt động tổ chức * Liên hệ: truongquanghoang@huaf.edu.vn Nhận bài: 08-10-2019; Hoàn thành phản biện: 01-11-2019; Ngày nhận đăng: 21-11-2019 Trương Quang Hoàng và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 sản xuất; (3) triển khai công tác phân vùng sản xuất, đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao và kết nối thị trường [4]. Đây là những hoạt động hỗ trợ cần thiết để giúp những người sản xuất quy mô nhỏ có thể tiếp cận được thị trường tốt hơn và tham gia tích cực vào quá trình phát triển [5]. Đây cũng là trọng tâm của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu [6]. Tuy nhiên, hiện tại thực trạng và vai trò thực chất của THT trong sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đặc biệt là ở miền Trung chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ và khoa học. Tổ chức sản xuất theo loại hình kinh tế hợp tác, chẳng hạn như xây dựng và phát triển các THT và hợp tác xã là một tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới [7]. Nhiều loại hình THT và nhóm sở thích đã và đang được thành lập cũng như đang được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh của cả nước. Một số thành công mà các THT đóng góp trong xây dựng nông thôn mới đã được ghi nhận [8], trong khi đó quá trình phát triển THT tại nhiều địa phương cũng còn gặp khó khăn. Do vậy, đánh giá thực trạng và vai trò của THT trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới làm căn cứ khoa học quan trọng để đề ra các chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này nhằm xác định và mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của THT và xác định và đánh giá vai trò của THT trong xây dựng nông thôn mới. 2 Phương pháp Nghiên cứu này áp dụng kiểu thiết kế hỗn hợp (mixed methods) [9]. Thông tin định lượng về thực trạng và vai trò của THT được thu thập thông qua phiếu khảo sát thành viên THT. Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn. Quan điểm của các thành viên về hiệu quả của các vai trò của THT đối với thành viên THT được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5; tương ứng: 1 = kém; 2 = tạm; 3 = trung bình, 4 = khá; 5 = tốt. Phiếu phỏng vấn bán cấu trúc được thiết kế để phỏng vấn người am hiểu về thực trạng và vai trò của THT. Phỏng vấn người am hiểu gồm lãnh đạo địa phương và tổ trưởng các THT. Nghiên cứu cũng đồng thời thu thập và đánh giá các tài liệu liên quan. Mẫu khảo sát thành viên THT được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống [10] và được chọn từ tất cả các thành viên THT theo danh sách thành viên THT. Theo đó, dung lượng mẫu cho ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và vai trò của tổ hợp tác trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 129, Số 3A, 2020, Tr. 57–71; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5474 THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trương Quang Hoàng1, 2*, Hoàng Gia Hùng1, Võ Chí Tiến2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Tổ hợp tác (THT) là tổ chức thuộc loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tổ hợp tác sản xuất ra đời từ những năm 1960 và có những vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả được xem là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá vai trò của các THT tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá thực trạng và vai trò của THT trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại nước ta. Thông tin về thực trạng và vai trò của THT trong phát triển nông thôn mới được thu thập và phân tích. Nghiên cứu khảo sát 112 thành viên THT và phỏng vấn 13 lãnh đạo xã và 24 tổ trưởng THT. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 loại hình THT khác nhau đang hoạt động với quy mô và số lượng thành viên rất khác nhau gồm: (1) THT trồng trọt; (2) THT chăn nuôi/nuôi ong; (3) THT chế biến/dịch vụ; (4) THT đánh bắt/nuôi trồng thủy sản; (5) THT lâm nghiệp. Tổ hợp tác có ba vai trò chính gồm: (1) cung cấp dịch vụ đầu vào; (2) tổ chức và liên kết sản xuất; (3) cung cấp dịch vụ đầu ra. Đây là các vai trò rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ khóa: THT, vai trò, nông thôn mới, Thừa Thiên Huế 1 Đặt vấn đề Tổ hợp tác (THT) là tổ chức có từ hai cá nhân trở lên cùng tự nguyện thành lập. Theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP về Tổ hợp tác, tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân và hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của các thành viên và có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã sở tại. Tổ hợp tác là tổ chức thuộc loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển tại các nước đang phát triển. Có nhiều mô hình THT đã thành công và đã góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều cộng đồng nông thôn tại nhiều vùng khác nhau [2, 3]. Ở Việt Nam, tổ hợp tác sản xuất ra đời từ những năm 1960 và có những vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả được xem là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí 13). Theo Đào Thế Tuấn, tổ hợp tác tại Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người sản xuất bao gồm: (1) nâng cao trình độ và áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất; (2) phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt các hoạt động tổ chức * Liên hệ: truongquanghoang@huaf.edu.vn Nhận bài: 08-10-2019; Hoàn thành phản biện: 01-11-2019; Ngày nhận đăng: 21-11-2019 Trương Quang Hoàng và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 sản xuất; (3) triển khai công tác phân vùng sản xuất, đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh cao và kết nối thị trường [4]. Đây là những hoạt động hỗ trợ cần thiết để giúp những người sản xuất quy mô nhỏ có thể tiếp cận được thị trường tốt hơn và tham gia tích cực vào quá trình phát triển [5]. Đây cũng là trọng tâm của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu [6]. Tuy nhiên, hiện tại thực trạng và vai trò thực chất của THT trong sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam đặc biệt là ở miền Trung chưa được nghiên cứu và đánh giá một cách đầy đủ và khoa học. Tổ chức sản xuất theo loại hình kinh tế hợp tác, chẳng hạn như xây dựng và phát triển các THT và hợp tác xã là một tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới [7]. Nhiều loại hình THT và nhóm sở thích đã và đang được thành lập cũng như đang được khuyến khích và hỗ trợ để phát triển trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh của cả nước. Một số thành công mà các THT đóng góp trong xây dựng nông thôn mới đã được ghi nhận [8], trong khi đó quá trình phát triển THT tại nhiều địa phương cũng còn gặp khó khăn. Do vậy, đánh giá thực trạng và vai trò của THT trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới làm căn cứ khoa học quan trọng để đề ra các chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đồng thời thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này nhằm xác định và mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của THT và xác định và đánh giá vai trò của THT trong xây dựng nông thôn mới. 2 Phương pháp Nghiên cứu này áp dụng kiểu thiết kế hỗn hợp (mixed methods) [9]. Thông tin định lượng về thực trạng và vai trò của THT được thu thập thông qua phiếu khảo sát thành viên THT. Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn. Quan điểm của các thành viên về hiệu quả của các vai trò của THT đối với thành viên THT được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5; tương ứng: 1 = kém; 2 = tạm; 3 = trung bình, 4 = khá; 5 = tốt. Phiếu phỏng vấn bán cấu trúc được thiết kế để phỏng vấn người am hiểu về thực trạng và vai trò của THT. Phỏng vấn người am hiểu gồm lãnh đạo địa phương và tổ trưởng các THT. Nghiên cứu cũng đồng thời thu thập và đánh giá các tài liệu liên quan. Mẫu khảo sát thành viên THT được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống [10] và được chọn từ tất cả các thành viên THT theo danh sách thành viên THT. Theo đó, dung lượng mẫu cho ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông thôn mới Vai trò của tổ hợp tác Xây dựng nông thôn mới Phát triển nông thôn Sản xuất nông nghiệpTài liệu có liên quan:
-
35 trang 361 0 0
-
Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
4 trang 265 0 0 -
Cơ sở lý thuyết cho bài toán tối ưu hóa động sử dụng phân bổ nước cho mục tiêu tưới và phát điện
7 trang 259 0 0 -
Hai mô hình phát triển và sự đổi mới kinh tế thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
348 trang 241 0 0 -
70 trang 170 0 0
-
Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông (chủ biên)
132 trang 167 1 0 -
Quyết định số 2385/QĐ-BNN-HTQT
5 trang 155 0 0 -
76 trang 142 3 0
-
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 133 0 0 -
Đề cương: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
7 trang 132 0 0