Các dạng thuốc bôi thông dụng nhất gồm: + Dạng dung dịch (solutions).+ Bột (poudres .powder). + Thuốc mỡ (pommades.ointment.).+ Thuốc hồ (pates).+ Kem (crème.cream).+ Thuốc dầu (huiles).+ Một số dạng khác:- Vecni (vernis).- Cồn dán (colles).- Gạc, ngâm, tắm.4.2.1. Dung dịch (solutions): Hoạt chất được pha trong tá dược (thường là các dung môi lỏng) thành một chất lỏng đồng đều, không vón, không tủa. Tá dược thường là nước, cồn, các chất hoà tan dễ bốc hơi (ête, axêton, clorofoc, đôi khi dùng glycerin), các chất này ngấm mạnh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THUỐC BÔI NGOÀI DA (Kỳ 2) THUỐC BÔI NGOÀI DA (Kỳ 2) BS Bùi Khánh Duy4.2. Các dạng thuốc bôi thông dụng nhất gồm:+ Dạng dung dịch (solutions).+ Bột (poudres .powder).+ Thuốc mỡ (pommades.ointment.).+ Thuốc hồ (pates).+ Kem (crème.cream).+ Thuốc dầu (huiles).+ Một số dạng khác:- Vecni (vernis).- Cồn dán (colles). - Gạc, ngâm, tắm. 4.2.1. Dung dịch (solutions): Hoạt chất được pha trong tá dược (thường là các dung môi lỏng) thành mộtchất lỏng đồng đều, không vón, không tủa. Tá dược thường là nước, cồn, các chất hoà tan dễ bốc hơi (ête, axêton,clorofoc, đôi khi dùng glycerin), các chất này ngấm mạnh. + Dung dịch trong nước: tá dược thường dùng là nước cất, nên dùng loạinước cất mới chế,có độ pH trung tính, trong nhiều trường hợp còn dùng dung dịchđẳng trương so với huyết thanh người bệnh, muốn vậy cho thêm vào dung dịchmột lượng natri clorua hoặc một muối trung tính khác, hoặc một chất đường(glucô, saccarô). Với một số chất nước, không tạo thành dung dịch thực sự mà tạo thànhdung dịch giả, còn gọi dung dịch keo (solutions colloidales) trong đó có những hạtvô cùng bé, treo lơ lửng trong dung dịch. Các chất dạng albumin và dẫn xuất cácloại xà phòng, các chất màu hoà vào nước sẽ cho những dung dịch keo. + Dung dịch trong cồn: thường dùng loại cồn 30°- 70°. - Dung dịch trong cồn lợi hơn dung dịch trong nước là ngấm sâu hơn và dễbốc hơi hơn, nhưng nếu dùng loại cồn mạnh có thể gây kích thích da và khô da dotẩy mỡ quá nhiều. - Cồn được dùng để hoà tan một số muối khoáng, nhiều chất hữu cơ, thảomộc, cồn làm cô đặc albumin có tác dụng sát trùng. + Một số dung dịch: - Dung dịch jarish gồm có: axit boric 20 gam, glyxêrin 40 gam, nước cấtvừa đủ 1000 gam. - Dung dịch Milian gồm: xanh mêtilen, tím gentian, rivanol, àà (như nhau)1 g, cồn 70° 10 gam, nước cất vừa đủ 1000 gam. - Dung dịch Castellani: fuschin, axit boric àà 0,60 gam, axit phenic, axêton,àà 1,0 gam, resocxin, cồn 70° àà 3,0 gam, nước cất 50 gam. Nhìn chung dung dịch có tác dụng nông, nhất thời thường dùng trong giaiđoạn cấp tính hoặc bán cấp. + Một số cách sử dụng dung dịch như sau: - Đắp gạc: phủ lên vùng tổn thương 8- 12 lớp gạc, liên tục tưới, giỏ dungdịch thuốc vào đó tạo môi trường ẩm ướt dung dịch thuốc trong vòng 24h- 72h.Đắp gạc có tác dụng làm giảm viêm nề, chống xung huyết, chống chảy nước, sátkhuẩn, chống ngứa, sạch mủ, bở vẩy tiết. - Gạc lạnh: Cho chất thuốc vào nước đun sôi để nguội, dùng gạc thấm nướcđó đắp lên độ 5 - 10 phút, 3-4 lần mỗi ngày, có tác dụng giảm viêm trong trườnghợp viêm cấp tính, chảy nước nhiều như chàm cấp tính. - Gạc nóng: tẩm gạc bằng nước nóng đắp lên da, làm giãn mao mạch, tăngcường thực bào, dịu viêm nhiễm. - Dung dịch dùng để bôi lên da có tác dụng sát khuẩn như dung dịch milian,dung dịch tím mêtin 1%. - Ngâm, tắm: Ngâm và tắm dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000 để điều trị các bệnhda nhiễm khuẩn. Tắm bằng hơi lưu huỳnh tân sinh với tỉ lệ thích hợp điều trị ghẻ. 4. 2.2. Thuốc bột (poudres,powder): Có tác dụng làm mát da, chống xung huyết, giảm viêm, hút nước làm khôda, làm giảm cảm giác chủ quan (ngứa, nóng...). Tá dược thường dùng là hai loại bột: bột thảo mộc và bột khoáng chất. + Bột thảo mộc thường dùng là bột gạo, bột mỳ, bột vỏ canh ki na, bột than. Bột gạo mịn hơn bột mỳ, có tác dụng hút nước rất mạnh. Bột cây canh ki na cótác dụng se da, sát trùng, hút nước mạnh. Bột than có khả năng hút nước, chốngthối ruỗng khá tốt. + Bột khoáng chất: thường hay được dùng hơn. Những loại bột khoáng chất chính là: - Bột tan (talc) tức magiê silicat tự nhiên, hay dùng lẫn với kẽm oxyt, tácdụng hút nước và cách nhiệt. - Bột kaolin, tức alumin silicat tự nhiên có tính hút nước. - Bột magiê cacbonat có tính hút nước rất mạnh. - Bột dermatol tức bismuth sous gallat là loại bột màu vàng. Các hoạt chất đặc hoặc lỏng được trộn lẫn dễ dàng với các bột nói trên, tạothành một thuốc bột đồng đều, mịn màng. Thường dùng thuốc bột rắc lên trên tổn thương đang viêm nhiều, cấp tínhhoặc đang chảy nước. Thuốc bột còn dùng để rắc vào vết loét lâu lành.Ví dụ : bộttalc menthol 1% chống ngứa (menthol 1 gam, bột talc, oxyt kẽm àà vừa đủ 100gam. ...
THUỐC BÔI NGOÀI DA (Kỳ 2)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 162.62 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thuốc bôi điều trị ngoài da bệnh học nội khoa bệnh da liễu bệnh ngoài da bệnh hoa liễuTài liệu có liên quan:
-
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 161 5 0 -
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 84 0 0 -
7 trang 82 0 0
-
5 trang 77 1 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 69 0 0 -
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 58 1 0 -
5 trang 41 0 0
-
Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá (Kỳ 6)
6 trang 41 0 0 -
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 41 0 0 -
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 38 0 0