Danh mục tài liệu

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.80 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Đối với thể thứ phát, phải điều trị bệnh chính gây nên chứng đó (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp...) hoặc phải ngừng một số thuốc gây rối loạn lipid máu như hypothiazid, cyclosporin...Mục tiêu điều trị Mục tiêu điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu Thuốc điều trị rối loạn lipid máu Điều chỉnh chế độ ăn giúp điều chỉnh lipid máu. Nguồn: e-city. Rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Đối với thể thứphát, phải điều trị bệnh chính gây nên chứng đó (ví dụ bệnh đái tháo đường,cường giáp...) hoặc phải ngừng một số thuốc gây rối loạn lipid máu nhưhypothiazid, cyclosporin... Mục tiêu điều trị Mục tiêu điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giớihạn bình thường hoặc gần bình thường. Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánhgiá tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử có bệnh mạchvành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hútthuốc lá, tình trạng béo, tuổi cao (trên 50 tuổi). - Với các bệnh nhân có nguy cơ cao như suy mạch vành, nhồi máu cơ tim,tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường: chọn mục tiêu A. - Với các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác được xếp là nguy cơ thấphơn: chọn mục tiêu B. Các biện pháp can thiệp - Trước hết phải điều chỉnh chế độ ăn trong 2 - 3 tháng. Không quá vộidùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp (rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa), chỉbằng chế độ ăn kết hợp với giảm cân nếu thừa cân, béo phì thì các trị sốcholesterol, triglycerid, đặc biệt cholesterol xấu (LDL) đều giảm rõ rệt. - Chỉ khi chế độ ăn không đủ hiệu lực, cholesterol vẫn > 5,8 mmol/lvà/hoặc triglycerid > 2,3 mmol/l thì mới dùng thuốc. Trong khi dùng thuốc, vẫnphải duy trì chế độ ăn bệnh lý, 2 - 3 tháng một lần phải xét nghiệm lại các thôngsố. - Tăng cường hoạt động thể lực: tập thể dục, thể thao vừa với sức của mình,với những người cao tuổi, nên đi bộ, phải tập ít nhất 45 phút mỗi ngày, tập đềuhàng ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mấtngay. Chế độ ăn - Giảm cân nếu thừa cân: bằng chế độ giảm năng lượng, tăng cường vậnđộng thể lực. Giảm cân sẽ tham gia điều chỉnh có hiệu lực rối loạn lipid máu, làmgiảm cholesterol và triglycerid máu. - Giảm mỡ động vật vì có chứa nhiều acid béo no, các acid béo này làmtăng cholesterol xấu trong máu. - Tăng dầu thực vật, ăn cá có nhiều acid béo không no họ omega-3, các acidbéo này làm giảm cholesterol xấu trong máu. - Giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (bồ dục,óc, tim, lòng đỏ trứng, gan...). Giảm các đồ ăn ngọt (bánh ngọt, sôcôla...). - Tăng rau, quả tươi, uống sữa đậu nành. - Hạn chế bia, rượu nhất là khi có tăng triglycerid. Dùng thuốc Có rất nhiều thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiện nay, tuy nhiên, có 2nhóm thuốc phổ biến nhất được áp dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat(như lipanthyl, lopid) và các thuốc nhóm statin (như zocor, lipitor, lescol,crestor...). Các fibrat - Các fibrat làm giảm dòng acid béo về gan nên giảm cả triglycerid vàcholesterol xấu. - Tác dụng phụ: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, có thể có tăngmen gan, yếu cơ... Đáng lưu ý là sỏi mật, gặp với clofibrat nhiều hơn các fibratkhác. - Chỉ định: chủ yếu khi có tăng triglycerid máu đơn thuần hoặc tăng cảcholesterol lẫn triglycerid máu (tăng triglycerid là chủ yếu). - Chống chỉ định: suy gan, suy thận, bệnh lý túi mật. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Các statin: atorvastatin (lipitor), fluvastatin (lescol), lovastatin (mevacor),pravastatin (elisor), simvastatin (zocor), rosuvastatin (crestor)... - Các statin ức chế men HMGCoA reductase giảm cholesterol là chính, làmgiảm nhẹ triglycerid và tăng nhẹ cholesterol tốt (HDL). - Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi mẩn, đôi khi tăng các mengan, yếu cơ... - Chỉ định: týp IIa, có thể dùng cho týp IIb. - Chống chỉ định: suy gan, suy thận. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Giảm liều khi dùng cùng vớicác chất kháng vitamin K (trừ với pravastatin). Nhiều nghiên cứu trên thế giới về bệnh động mạch vành cho thấy, cácthuốc nhóm statin còn tỏ ra có hiệu quả tốt ngay cả ở những bệnh nhân không córối loạn lipid máu (nghĩa là có mức cholesterol, triglycerid máu, HDL và LDLbình thường) trong dự phòng tiên phát (nghĩa là dự phòng các tai biến mạch vànhở những người chưa bị bệnh mạch vành) cũng như trong dự phòng thứ phát (dựphòng ở những người đã bị bệnh mạch vành). Nghiên cứu về thuốc crestor còncho thấy, thuốc có tác dụng làm giảm thể tích của mảng vữa xơ động mạch vành.Chính vì những lý do trên, chỉ định của việc sử dụng các thuốc nhóm statin đãđược mở rộng hơn nhiều, và quan trọng là thuốc được chỉ định ngay cả ở nhữngngười không có rối loạn lipid máu. Ngoài ra, còn có một số thuốc từ nguồn dược liệu trong nước đã ...