Danh mục tài liệu

Thuốc nhỏ mũi có thể gây nghiện

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.21 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi Hiện có rất nhiều người bị sổ mũi kéo dài hơn một tuần, thậm chí hơn một tháng và sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi thường xuyên vì chúng có thể gây nghiện.Tránh lạm dụng Thông thường, mỗi khi nghẹt mũi, chúng ta khó có được giấc ngủ ngon và một giải pháp tức thời là dùng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc nhỏ mũi có thể gây nghiện Thuốc nhỏ mũi có thể gây nghiện Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầu tiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏmũi Hiện có rất nhiều người bị sổ mũi kéo dài hơn một tuần, thậm chí hơn mộttháng và sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu mớinhất cho thấy không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi thường xuyên vì chúng có thể gâynghiện. Tránh lạm dụng Thông thường, mỗi khi nghẹt mũi, chúng ta khó có được giấc ngủ ngon vàmột giải pháp tức thời là dùng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi để mở rộngđường thở. Thế nhưng sau đó không lâu, mũi lại sẽ bị nghẹt và chúng ta lại tiếptục sử dụng thuốc nhỏ mũi, cứ như vậy thì người sử dụng thuốc nhỏ mũi sẽ bị tăng“đô” ( dose- liều lượng). Chẳng hạn như lúc đầu, khoảng cách thời gian giữa 2 lần nhỏ mũi là 12giờ, sau đó rút ngắn xuống 8 giờ, rồi 4 giờ... Mặc dù nhãn thuốc ghi rất rõ là chỉđược sử dụng vài ngày, thế nhưng một khi mũi bị nghẹt thì người bệnh cứ vô tư sửdụng thuốc nhỏ mũi. Một số người sử dụng thuốc nhỏ mũi thì bị hồi hộp, kích ứng. Đây chính làdo tác động tiết adrenalin được gây ra do ảnh hưởng của các loại thuốc nhỏ mũi.Rất nhiều thuốc nhỏ mũi và xịt mũi có chứa những dược chất có thể gây nghiệnnhư oxymetazoline, phenyleherine, neosynephrine, xylometazoline. Bất cứ những loại thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi có chứa các dược chất gâyco mạch đều có thể gây nghiện. Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi trong một thời giandài và bị nghiện, hệ thống lông mao mũi sẽ bị “mất phong độ”, do đó, mũi vẫncòn cảm giác như bị nghẹt. Trong trường hợp này, trà ấm, xúp gà hoặc xoa nắnvùng xoang mũi sẽ giúp cải thiện được bệnh trạng một cách đáng kể và an toànhơn là tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ mũi. Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc nhỏ mũi là kích ứng, hắt hơi,thay đổi khẩu vị. Những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rối loạntuyến giáp... cần phải thông báo tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ khi muốn sửdụng thuốc nhỏ mũi. Những trường hợp sử dụng thuốc quá liều cần phải đến bệnhviện để được xử lý kịp thời. Những dấu hiệu của sự quá liều bao gồm xây xẩm, óimửa, nhức đầu, táo bón... Giải pháp an toàn cho mũi Một khi bị nghiện thuốc nhỏ mũi, cần phải pha loãng thuốc nhỏ mũi trướckhi sử dụng (hiện trên thị trường có bán những dụng cụ giúp pha loãng thuốc nhỏmũi có tên gọi là Rhinostat Systems). Loại dụng cụ sẽ giúp tạo ra những dungdịch thuốc nhỏ mũi với nồng độ được giảm bớt. Nếu những bệnh về mũi chỉ là “chuyện nhỏ” thì tốt nhất bạn hãy tìm nhữnggiải pháp khác đơn giản hơn, chẳng hạn như dùng nước muối. Thông thường, cácbác sĩ kê cho bệnh nhân các loại thuốc nhỏ mũi như là một giải pháp đơn giảnnhất. Tuy nhiên, là một bệnh nhân, bạn cần nên biết rằng bạn sẽ rất dễ dàng bị“ghiền” thuốc nhỏ mũi. Thuật ngữ “nghiện thuốc nhỏ mũi” đã được y văn thế giớighi rõ. Muốn ngăn ngừa sự nghiện thuốc nhỏ mũi, nên tránh sử dụng chúng mộtcách bừa bãi hoặc hạn chế sử dụng chúng. Nếu bị nghẹt mũi thì trong ngày đầutiên cố gắng đừng đụng tới thuốc nhỏ mũi. Thay vào đó, nên nghỉ ngơi và uống trànóng. Một khi bạn sử dụng thuốc nhỏ mũi và xịt mũi là bạn có thể sẽ bị dínhnghiện. Đây không phải là do cơ địa của bạn yếu mà chính là do “tác động ngược”của thuốc nhỏ mũi. Muốn sử dụng thuốc nhỏ mũi, bệnh nhân cần phải nhận được sự chỉ dẫncủa bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu dụng cụ dùng để nhỏ thuốc được thiết kế riêng, khisử dụng xong nên rửa dụng cụ dùng để nhỏ bằng nước ấm, đóng chặt nắp chaithuốc sau khi dùng. Nên bảo quản thuốc ở nơi mát, không có ánh sáng. Không nên sử dụngthuốc nhỏ mũi của người khác hoặc cho người khác sử dụng thuốc nhỏ mũi chungvới mình. Không nên sử dụng thuốc nhỏ mũi quá thường xuyên hoặc lâu hơn chỉdẫn của thầy thuốc. Khi bị quên liều, tuyệt đối không được gấp đôi liều để bù đắpcho liều đã bị quên. Cách nhỏ mũi đúng Để sử dụng thuốc nhỏ mũi đúng cách và hiệu quả, điều cần thiết trước tiênlà phải rửa đôi bàn tay cho thật sạch. Nhẹ nhàng dùng khăn vải sạch lau sạch mũivà nhỏ từng giọt thuốc theo liều lượng yêu cầu vào từng lỗ mũi. Tư thế tốt nhất là nằm ngửa trên giường với đầu ngửa ra ngoài cạnh giườnghoặc có thể nằm sấp, đầu ở ngoài cạnh giường và hướng xuống nền. Cần giữ tư thếnày khoảng từ 2-3 phút sau khi đã nhỏ thuốc vào mũi. Điều này giúp thuốc nhỏ không bị chảy ra ngoài hoặc chảy ngược vàocuống họng mà thuốc sẽ được lưu lại trong khoang mũi. Sau đó, quỳ gối và tựađỉnh đầu xuống nền giường thêm khoảng 2 phút. Không nên đưa giọt thuốc vào mũi ở tư thế ngồi hoặc đứng vì những tư thếnày khiến cho bề mặt bên trong khoang mũi sẽ không được các giọt thuốc “phủsóng”. Hơn nữa, nhỏ thuốc ở tư thế đứng còn có thể khiến các giọt thuốc khôngđược giữ ở khoang mũi mà sẽ “thoát ly” vào bộ máy tiêu hoá. ...