Danh mục tài liệu

Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa Lí 9 ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 982.92 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày cơ sở và một số hình thức, phương pháp tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa Lí 9 ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ISSN: 2354-0753 TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Nguyễn Thị Hồng Nhung Email: nguyenhongnhung30589@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 03/9//2020 Located in the “stormy” region of the world, Vietnam is one of the countries Accepted: 16/10/2020 most vulnerable to natural disasters and climate change. Education on disaster Published: 05/11/2020 prevention and response to climate change becomes an urgent task in the curriculum of schools when natural disasters and climate change become a Keywords challenge and high risk to human existence and development. The article integrated education, disaster presents the basis, some forms and methods of integrating education on prevention, climate change, natural disaster prevention and climate change response in teaching Geography 9. Geography 9 in secondary schools towards student capacity development. Raising students awareness of this issue will help them build a sense of readiness to do in each specific disaster situation, thereby protecting the survival of themselves, their family and society.1. Mở đầu Thiên tai và biến đổi khí hậu đang là vấn đề thách thức và nguy cơ lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các quốcgia trên thế giới. Việc nâng cao nhận thức cũng như năng lực phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậucho mọi người dân, đặc biệt là thế hệ học sinh (HS), sinh viên trở thành chiến lược của toàn hệ thống giáo dục. Điềunày đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên trong vấn đề tích hợp các nội dung khoa học khác ngoài bài học để HSbiết thu thập, chọn lọc, phân tích và vận dụng kiến thức trong việc xử lí các tình huống thiên tai và ứng phó với biếnđổi khí hậu gây ra trong cuộc sống. Địa lí là một trong những môn học có nhiều lợi thế cho việc tổ chức dạy học tích hợp phòng, chống thiên tai vàứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là chương trình Địa lí 9 gồm tổng hợp các kiến thức tự nhiên và KT-XH ViệtNam, gắn liền với cuộc sống của mỗi HS. Việc tổ chức tốt các hoạt động học tập có tích hợp giáo dục phòng, chốngthiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng phát triển năng lực sẽ giúp HS hình thành được những kiến thứcvề biến đổi khí hậu, thiên tai, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiên tai, mối quan hệ giữa con người - thiên nhiên -biến đổi khí hậu…; đồng thời giáo dục cho HS ý thức tham gia cùng địa phương trong các hoạt động nhằm giảmthiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra ở địa phương. Bài báo trình bày cơ sở và một số hình thức, phương pháp tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phóvới biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực HS.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu - Dữ liệu: Vấn đề nghiên cứu được thực hiện dựa trên các tài liệu và công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp,các phương pháp dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực; các tài liệu về thiên tai và biến đổi khí hậu; các tàiliệu tập huấn dành trong nhà trường về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu của: Tài liệu giáo dục phòng, chốngthiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non, trường phổ thông (Bộ GD-ĐT 2019); cuốn sách“Biến đổi khí hậu” (Đặng Duy Lợi và Đào Ngọc Hùng, 2014); Tống Thị Mỹ Thi (2015) với nghiên cứu “Giáo dụcbiến đổi khí hậu và quan niệm dạy học tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông Việt Nam”;Nguyễn Thị Thu Hằng với cuốn sách “Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua chương trình, sách giáo khoaĐịa lí phổ thông”… Đây là những cơ sở dữ liệu rất có ý nghĩa, giúp tác giả có được sự tổng quan sâu sắc về vấn đềnghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm chọn lọc những thông tinquan trọng phục vụ đề tài nghiên cứu; + Phương pháp điều tra, thống kê và khảo sát thực tế: Sử dụng nhóm phương phápnày, tác giả thấy được thực trạng, cũng như đề ra các biện pháp tổ chức dạy học tích hợp sao cho hợp lí và hiệu quả. 43 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ...

Tài liệu có liên quan: