Danh mục tài liệu

Tích hợp nhiệm vụ dự án trong đánh giá năng lực mô hình hoá toán học của học sinh trung học phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tích hợp nhiệm vụ dự án trong đánh giá năng lực mô hình hoá toán học của học sinh trung học phổ thông" sẽ tóm tắt khung lí thuyết về ô hình hoá toán học, năng lực ô hình hoá toán học và nhiệm vụ mô hình hóa mang tính chất dự án, minh họa việc sử dụng quy trình ô hình hoá toán học của Kaiser (2007) và sử dụng thang đo Rubric để đánh giá năng lực ô hình hoá toán học của học sinh lớp 10 khi tham gia giải quyết nhiệm vụ mô hình hóa mang tính chất dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp nhiệm vụ dự án trong đánh giá năng lực mô hình hoá toán học của học sinh trung học phổ thông VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 19-24 ISSN: 2354-0753 TÍCH HỢP NHIỆM VỤ DỰ ÁN TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔ HÌNH HOÁ TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; 1 Tạ Thị Minh Phương1,+, Trường Đại học Quy Nhơn 2 Hồ Thị Minh Phương2 + Tác giả liên hệ ● Email: tathiminhphuong@dhsphue.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 20/9/2023 Connecting mathematics with real-life situations and other sciences is one of Accepted: 02/11/2023 the targeted approaches of education reform in Vietnam. In particular, Published: 05/01/2024 mathematical modeling is the process of conversion between practical and mathematical problems by creating mathematical models, thereby solving Keywords and evaluating the model. Specifically, project-based tasks - the highest Mathematical modeling, practical level (true modeling) can effectively support the development of modeling competencies, students’ mathematical modeling competency. The study used the project tasks, high schools pedagogical experimental research method to integrate project tasks into the classroom and conduct experiments to evaluate students mathematical modeling capacity. Integrating project tasks into the classroom creates an opportunity for students to experience and solve real-world problems, thereby helping them develop mathematical modeling competency.1. Mở đầu Giáo dục gắn với thực tế là xu hướng dạy học mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng đến đểthực hiện. Nếu chương trình dạy học trước đây còn nặng về lí thuyết và thiếu tính thực tế thì Chương trình giáo dụcphổ thông 2018 đã có những thay đổi đáng kể (Tran et al., 2019). Tuy nhiên, những đổi mới luôn phải đối mặt vớinhiều thách thức và mục tiêu vẫn là làm thế nào để HS có thể phát triển các năng lực toán học và ứng dụng được cáckiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy, với các bối cảnh khác nhau và mức độthực tế của cùng một nhiệm vụ toán học có ảnh hưởng đến sự tham gia giải quyết vấn đề của HS (Palm, 2009; Tranet al., 2016). Đặc biệt, với các nhiệm vụ mang tính chất dự án, một cấp độ thực tế cao nhất của mô hình thực (truemodeling) sẽ hỗ trợ cho việc phát triển năng lực mô hình hóa cho HS hoàn thiện hơn (Palm, 2009). Một trong nhữngđiểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 là đã tăng cường các bài toán thực tế. Tuy nhiên,phần lớn các nhiệm vụ thực tế vẫn đang ở mức độ bài toán bằng lời hoặc nhiệm vụ giả định, chưa có các nhiệm vụthực tế hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống thực (chẳng hạn như các nhiệm vụ mang tính chất dự án). Do vậy,trong xu thế giáo dục toán học hướng tới ứng dụng vào thực tế, nghiên cứu về việc phát triển năng lực mô hình hóatoán học (MHHTH) cho HS thông qua các nhiệm vụ dự án đang là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ tóm tắt khung lí thuyết về MHHTH, năng lực MHHTH và nhiệm vụ mô hìnhhóa mang tính chất dự án, minh họa việc sử dụng quy trình MHHTH của Kaiser (2007) và sử dụng thang đo Rubricđể đánh giá năng lực MHHTH của HS lớp 10 khi tham gia giải quyết nhiệm vụ mô hình hóa mang tính chất dự án.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Một số vấn đề lí luận2.1.1. Năng lực mô hình hóa toán học Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực MHHTH. Theo Kaiser (2007), “năng lực MHHTH” là khả năng xácđịnh các câu hỏi, các biến, mối liên hệ hoặc giả định có liên quan trong một tình huống thực tế nhất định, chuyển đổichúng thành toán học, giải thích và xác nhận giải pháp cho vấn đề toán học có liên quan đến tình huống đã cho. TheoĐỗ Thị Thanh (2020), năng lực MHHTH là khả năng ứng dụng, thông hiểu, diễn tả - giao lưu và giải quyết các vấnđề liên quan đến MHHTH. Theo Nguyễn Danh Nam (2016), năng lực MHHTH được cho là sự sẵn sàng của một aiđó để thực hiện tất cả các phần của quy trình MHHTH trong một tình huống nhất định. Như vậy, có thể hiểu “năng lực MHHTH” là khả năng thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quy trình mô hình hóatrong dạy học Toán nhằm giải quyết vấn đề toán học được đặt ra. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, năng lực MHHTH của HS THPT gồm các thành tốtương ứng với các biểu hiện sau: (1) Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ 19 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 19-24 ISSN: 2354-0753thị,…) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn: Thiết lập được mô hình toán học (gồm: công thức, phươngtrình sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn; (2) Giải quyếtđược những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; (3) Thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnhthực tế và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp: Lí giải được tính đúng đắn của lời giải (nhữngkết luận thu được từ các tính toán là có ý nghĩa, phù hợp với thực tiễn hay không). Đặc biệt, nhận biết được cách đơngiản hoá, cách điều chỉnh những yêu cầu thực tiễn (xấp xỉ, bổ sung thêm giả thiết, tổng quát hoá,...) để đưa đến nhữngbài toán giải được (Bộ GD-ĐT, 2018a).2.1.2. Nhiệm vụ dự án Các vấn đề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: