Danh mục

TIẾNG TIM BẤT THƯỜNG

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.27 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếng thứ nhất bất thường Tiếng thứ nhất chúng ta nghe thấy là do đóng các van nhĩ thất: 2 lá và 3 lá, đồng thời mở van tổ chim; nghe rõ ở mỏm tim, âm sắc trầm, dài. Tiếng thứ nhất có thể thay đổi về âm sắc và cường độ như: đanh, mạnh, mờ và tách đôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾNG TIM BẤT THƯỜNG TIẾNG TIM BẤT THƯỜNGTiếng thứ nhất bất thườngTiếng thứ nhất chúng ta nghe thấy là do đóng các van nhĩ thất: 2 lá và 3 lá, đồngthời mở van tổ chim; nghe rõ ở mỏm tim, âm sắc trầm, dài. Tiếng thứ nhất có thểthay đổi về âm sắc và cường độ như: đanh, mạnh, mờ và tách đôi.Tiếng thứ nhất đanh là dấu hiệu thường gặp nhất trong hẹp van 2 lá, nghe rõ ởmỏm tim.Trong các trường hợp làm thất trái co nhanh, van nhĩ thất đóng lại mạnh như gắngsức, cường giáp sốt hoặc tăng lưu lượng tuần hoàn, thông liên thất, thông liên nhĩ,còn ống động mạch, tiếng thứ nhất có thể mạnh lên.Ngược lại, tiếng thứ nhất có thể nghe mờ đi hoặc mất trong các trường hợp: tràndịch màng ngoài tim, thấp tim gây phù nề các lá van nhĩ thất, hở van nhĩ thất.Trong trường hợp phân ly nhĩ thất làm cho nhĩ và thất co không đồng bộ nêncường độ tiếng thứ nhất rất khác nhau.Thời gian dẫn truyền nhĩ thất cũng ảnh hưởng đến cường độ tiếng thứ nhất vàtiếng thứ hai. Khi khoảng P-R từ 0,12 – 0,16 gây thì tiếng thứ nhất nghe mạnh, rõhơn tiếng thứ hai.Khi P-R từ 0,18-0,20 giây, cường độ tiếng thứ nhất yếu đi và tiếng thứ hai nghemạnh hơn.Tiếng thứ hai bất thườngTiếng thứ hai chúng ta nghe thấy là do đóng các van tổ chim, thành phần phổinghe rõ ở một vùng khu trú: liên sườn 2-3 trái; thành phần chủ nghe rõ ở vùngtrước tim và liên sườn 2 phải. Điều quan trọng khi nghe tiếng thứ hai là chúng taphải phát hiện được: T2 mạnh, tách đôi, mờ. Tiếng thứ hai mạnh lên chủ yếu dotăng áp đại tuần hoàn.Trong tăng huyết áp, T2 mạnh nghe rõ ở liên sườn 2 phải và thường ở liên sườn 3trái.Trong tăng áp tiểu tuần hoàn do hẹp hai lá, thông liên nhĩ, còn ống động mạch,tâm phế mạn, T2 mạnh nghe rõ ổ van động mạch phổi.Trong một số bệnh lý làm thất phải và thất trái co không đồng bộ, các van tổ chimđóng không cùng một lúc tạo nên tiếng T2 tách đôi.Bình thường chúng ta nghe 2 thành phần này chỉ thấy 1 tiếng duy nhất, nhưngchúng ta bắt đầu nghe thấy tách đôi khi chúng cách nhau 0,02 giây và nghe rõ khi0,08 giây.Ở người bình thường, khi hít sâu ta có thể nghe T2 tách đôi sinh lý ở ổ nghe vanđộng mạch phổi.Tiếng thứ hai tách đôi cố định, không thay đổi theo hô hấp nghe rõ ở ổ van độngmạch phổi là dấu hiệu nghe quan trọng trong chẩn đoán thông liên nhĩ.Trong blốc nhánh phải, do thất phải khử cực chậm hơn thất trái, làm van độngmạch phổi đóng muộn, 2 thành phần của tiếng thứ hai tách đôi càng xa nhau khibệnh nhân hít sâu vào. Đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán.Trong blốc nhánh trái, thất trái khử cực chậm nên van động mạch chủ đóng muộn;khác với trong blốc nhánh phải tiếng thứ hai tách đôi ở đây nghe rõ khi bệnh nhânthở ra. Ở thì thở vào nghe tiếng tách đôi sít lại và đôi khi thành 1 tiếng duy nhất.Tiếng thứ hai có thể mờ đơn độc, hoặc cùng tiếng thứ nhất, gặp trong tràn dịchmàng ngoài tim, hẹp các van tổ chim, thấp tim gây phù nề van tim.Các tiếng bất thường khácTiếng thứ baTiếng thứ ba sinh lý có thể gap ở trẻ em và người trẻ dưới 30 tuổi, cách tiếng thứhai chừng 0,12-0,18 giây; nghe trầm ngắn.Trong suy tâm thất cấp, hoặc lưu lượng máu qua van nhĩ thất nhiều tạo nên tiếngthứ ba bệnh lý, và được gọi là tiếng ngựa phi. Tiếng ngựa phi nghe rõ ở mỏm hoặctrong mỏm, dọc xương ức trái, âm sắc trầm, ngăn cách tiếng thứ hai từ 0,12-0,18giây.Trong trường hợp ngựa phi kèm tiếng nhĩ thu, ta nghe được một nhịp bốn, baogồm: T1, T2, T3 và tiếng nhĩ thu.Tiếng tống máu hay còn gọi là clíc tống máu.Xuất hiện ngay đầu thì tâm thu; có thể do mở các van tổ chim và sự căng giãnnhanh của các gốc động mạch tạo ra.Trong các trường hợp hẹp van động mạch phổi, tăng áp động mạch phổi tiên pháthay thứ phát, giãn động mạch phổi, chúng ta nghe thấy tiếng clíc tống máu độngmạch phổi rõ ở liên sườn 2-3 trái, thay đổi theo hô hấp: mạnh lên ở thì thở ra, yếuhoặc mất đi khi hít vào. Trong clíc tống máu động mạch chủ do hẹp van độngmạch chủ bẩm sinh: nghe rõ ở mỏm và liên sườn 2 phải, không thay đổi theo hôhấp.Tiếng clíc tâm thuLà tiếng nghe âm sắc đanh, xuất hiện ở thì tâm thu, song muộn hơn tiếng clíc tốngmáu, thường ở giữa thì tâm thu. Chúng ta có thể nghe chỉ có 1 tiếng duy nhất hoặc2-3 tiếng đứng sát nhau, nghe rõ ở khoảng giữa mỏm tim và phần dưới xương ức.Nguyên nhân tiếng này đến nay chưa rõ.Tiếng clíc mở van 2 lá:Là tiếng đến sau tiếng thứ hai từ 0,06-0,10 giây, âm sắc đanh, gọn, nghe rõ ở liên4 trái sát bờ ức, gặp trong hẹp van 2 lá.Tiếng cọ màng ngoài tim:Khi màng ngoài tim bị viêm, lá thành và lá tạng cọ sát vào nhau tạo nên 1 tiếngthô, ráp, ngắn ở giữa 2 tiếng tim, thường nghe thấy ở vùng trước tim và khôngthay đổi theo hô hấp.CHƯƠNG IICC TIẾNG THỔI Ở TIMBình thường khi nghe tim, ta chỉ nghe thấy 2 tiếng: T1 và T2.Trong các trường hợp bất thường của tim chúng ta có thể nghe thấy các tiếng thổisau đây:- Tiếng thổi tâm thu.- Tiếng thổi tâm trương.- Thổi kép.- Thổi liên tục.Thổi tâm thuLà tiếng thổi nghe thấy trong thời kỳ tâm thu, tương ứng với lúc mạch quay nảy.Tiếng thổi có thể ngắn, hoặc dài; nghe thấy ở đầu, giữa, cuối hoặc toàn bộ kỳ tâmthu. Am sắc của thổi tâm thu cũng thay đổi: nếu cường độ nhẹ thì nghe như tiếngphụt hơi nước, nếu cường độ mạnh thì nghe thô, ráp.Tiếng thổi tâm thu được chia làm 2 loại:- Tiếng thổi phụt ngược,- Tiếng thổi tống máu.Tùy theo thời điểm xuất hiện của tiếng thổi trong thổi tâm thu, ta có:- Tiếng thoi đầu tâm thu.- Tiếng thoi giữa tâm thu.- Tiếng thoi cuối tâm thu.- Tiếng thoi toàn tâm thu.Tiếng thổi toàn tâm thu có thể mạnh ở đầu thời kỳ tâm thu sau đó nhẹ dần đi, hoặcngược lại.Trong hở van 2 lá, ta nghe thấy tiếng thổi tâm thu phụt ngược rõ nhất ở mỏm tim,lan ra nách và thường kèm theo tiếng T3.Trong hở van 3 lá, ta cũng nghe thấy tiếng thổi tâm thu phụt ngược nhưng nghe rõnhất ở trong mỏm, sát bờ trái mũi ức, mạnh lên khi hít vào.Trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: