TIẾP CẬN VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 177.57 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Về thể loại - loại hình Có thể xếp Chiếc thuyền ngoài xa vào loại truyện mang tính chất luận đề, tức là loại truyện mà ở đó tác giả không giấu diếm ý định của mình muốn "luận" đến mức rốt ráo về một vấn đề nào đó của đời sống, của nghệ thuật. Thực ra, đã là một sáng tác văn học có giá trị, không tác phẩm nào lại không chứa đựng một cái nhìn, một tư tưởng của nhà văn về hiện thực. Nhưng trong tác phẩm luận đề, cái nhìn, tư tưởng này lộ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾP CẬN VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" TIẾP CẬN VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA . Về thể loại - loại hình Có thể xếp Chiếc thuyền ngoài xa vào loại truyện mang tính chất luậnđề, tức là loại truyện mà ở đó tác giả không giấu diếm ý định của mình muốn luậnđến mức rốt ráo về một vấn đề nào đó của đời sống, của nghệ thuật. Thực ra, đã là mộtsáng tác văn học có giá trị, không tác phẩm nào lại không chứa đựng một cái nhìn,một tư tưởng của nhà văn về hiện thực. Nhưng trong tác phẩm luận đề, cái nhìn, tưtưởng này lộ ra ở bình diện thứ nhất, và mọi chi tiết, tình tiết, mọi hình ảnh đều đượcđưa vào một quan hệ mang tính sắp đặt rõ rệt. Dĩ nhiên, đối với những nhà văn tàinăng (như Nam Cao với truyện Đôi mắt, như Nguyễn Minh Châu với các truyệnngắnBức tranh, Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Chiếc thuyền ngoài xa,...), việc tô đậmluận đề không đồng nghĩa với việc biến mọi sự kiện, nhân vật được kể tới thành mộtcái loa phát ngôn tư tưởng thuần tuý. Tính thẩm mĩ, sống động của các đối tượngvẫn luôn được coi trọng. Những điểm dị thường, phi lí (theo cách nhìn nhận thôngthường), nếu có xuất hiện, đều cần được nhìn nhận dưới một ánh sáng khác. Chúngtồn tại như các biểu hiện đặc thù thuộc phạm trù loại của truyện luận đề. Hiểu nhưthế, độc giả có thể sẽ thôi bắt bẻ việc nhà văn đưa vào tác phẩm một số chi tiết khôngthực (như chi tiết người đàn ông làng chài đánh vợ, trút giận dữ theo đúng... thoảthuận). Quả tình, lúc mới xuất hiện, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu tronghai tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) đã từng bịphê trên vấn đề này. Cần nói thêm là loại truyện luận đề thường xuất hiện vàonhững thời điểm mà các nhà văn có nhu cầu tuyên ngôn về quan niệm sáng tác - thờiđiểm có những bước ngoặt trong sự phát triển của văn học nói chung. Chiếc thuyền ngoài xa lấy cảm hứng từ các vấn đề thế sự. Có thể gọicảm hứng của nó làcảm hứng thế sự, khác với cảm hứng sử thi - lãng mạn từng chiphối sáng tác Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975. Đặc điểm của tác phẩm mangcảm hứng thế sự là hướng về sinh hoạt hàng ngày của con người, khẳng định giá trịthẩm mĩ của cái đời thường, đi sâu khám phá hành trình của con người giữa một thựctại ngổn ngang nhằm tìm kiếm hạnh phúc và khẳng định nhân cách. Loại tác phẩmnày biểu thị sự đổi mới trong quan niệm của nhà văn về tính chân thực của văn học,nhằm đưa văn học thoát khỏi tình trạng minh hoạ hay tô vẽ, đề cập những chuyệnxa lạ với mối bận tâm chính của bao con người đang phải lao vào cuộc mưu sinh nhọcnhằn, trong một hoàn cảnh đất nước đang đối diện với vô vàn khó khăn của thời hậuchiến. Sẽ rất thú vị nếu ta đọc Chiếc thuyền ngoài xa trong sự so sánh thường xuyênvới những truyện khác của Nguyễn Minh Châu hay của một số nhà văn khác đượcsáng tác trong không khí sử thi của những ngày đánh Mĩ trước đây. Do ý thức được rất sâu sắc về sự bất cập của loại sáng tác văn học ưaban phát chân lí và dắt tay độc giả, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa,Nguyễn Minh Châu muốn theo đuổi một lối viết giàu tính đối thoại dân chủ với ngườiđọc. Ta không bắt gặp ở đây những kết luận dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống bày ranhiều nghịch lí, luôn bắt ta phải suy nghĩ lại về vô số vấn đề, trên cơ sở biết khắcphục, loại bỏ những định kiến, thành kiến, những thói quen nhìn nhận, đánh giá rấtkhô cứng đối với con người và sự vật, sự việc. Trước những tác phẩm như truyệnngắn này, tính tích cực của độc giả luôn được thử thách. II. tiếp cận văn bản Tên truyện ngắn là Chiếc thuyền ngoài xa. Cái tên ấy dễ gợi liên tưởngđến một cái tên đối ứng : Chiếc thuyền vào gần (hay đến gần). Có lẽ đây là phản ứngtâm lí ở độc giả mà nhà văn muốn thấy, bởi nhờ nó, cái tứ của truyện ngắn sẽđược người ta nhận thức một cách sâu sắc. ở ngoài xa, chiếc thuyền giống như biểutượng của cái toàn mĩ, khiến khi chiêm ngưỡng nó, trong ta dấy lên những xúc cảmtrong trẻo, nhẹ nhõm, lâng lâng. Còn vào gần, chiếc thuyền lại đưa đến biết bao bốirối, làm ta phải không ngừng trăn trở, dằn vặt. Tương quan giữa cái xa và cái gần ởđây hoá ra cũng là tương quan giữa cái bề ngoài và cái bề trong hoặc bề sâu. Nhìn từxa, ta chỉ thấy được cái bề ngoài thơ mộng (hay ngỡ là thơ mộng) của sự vật, còn nhìngần, ta mới có cơ hội phát hiện cái bề trong phức tạp không cùng, thậm chí gai góccủa nó. Vậy, nên nhìn sự vật từ xa để khỏi mua phiền, chuốc não, hay gắng tiếp cậnsự vật ở tầm gần để lương tâm được thanh thản ? Đều hướng tới sự thanh thản cả,nhưng thanh thản theo kiểu thứ nhất gần như đồng nghĩa với thái độ sống hoặc vôtâm, hoặc cố tình làm lơ trước mọi sự, còn thanh thản theo kiểu thứ hai thì lại mangý nghĩa đạo đức cao cả, gắn với thái độ can dự có trách nhiệm đối với đời và sẵn sàngchấp nhận những nhọc nhằn, khổ não. Tất nhiên, đối với tác giả truyện ngắn, sự lựachọn hướng về phía nào đã rõ ràng, dứt khoát. Theo ông, nghệ thuật phải cất lên tiếngnói về sự thật cuộc đời và người nghệ sĩ phải biết tập trung nhãn lực, nhìn xuyên quanhững cái bề ngoài óng ánh đôi khi mang tính chất lừa mị để nhận chân bản chất sựvật. Nhưng tác giả còn thấy thêm rằng : thực ra, việc nhìn sự vật ở tầm gần không hềlàm triệt tiêu cảm xúc về cái đẹp, ngược lại, nó càng làm cho cảm xúc về cái đẹp cóthêm chiều sâu (dĩ nhiên, cái đẹp lúc này đã được định nghĩa lại trên một nền tảngnhận thức mới về cuộc sống và nghệ thuật). Thấm nhuần tất cả những điều trên, ngườinghệ sĩ sẽ có được khả năng hành xử tự do trong quá trình sáng tác. Phùng - ngườiphóng viên nhiếp ảnh trong truyện - đã không dại dột tự tước đoạt của mình cái quyềnchụp ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Nhưng khi chính anh đã thấy được cái bề sâu củasự vật, bức phong cảnh thuần tuý do anh sáng tác vẫn có thể giúp người ta nhận rabao nhiêu câu chuyện đời. Thì ra, đối tượng miêu tả cụ thể là quan trọng, nhưng một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾP CẬN VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" TIẾP CẬN VĂN BẢN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA . Về thể loại - loại hình Có thể xếp Chiếc thuyền ngoài xa vào loại truyện mang tính chất luậnđề, tức là loại truyện mà ở đó tác giả không giấu diếm ý định của mình muốn luậnđến mức rốt ráo về một vấn đề nào đó của đời sống, của nghệ thuật. Thực ra, đã là mộtsáng tác văn học có giá trị, không tác phẩm nào lại không chứa đựng một cái nhìn,một tư tưởng của nhà văn về hiện thực. Nhưng trong tác phẩm luận đề, cái nhìn, tưtưởng này lộ ra ở bình diện thứ nhất, và mọi chi tiết, tình tiết, mọi hình ảnh đều đượcđưa vào một quan hệ mang tính sắp đặt rõ rệt. Dĩ nhiên, đối với những nhà văn tàinăng (như Nam Cao với truyện Đôi mắt, như Nguyễn Minh Châu với các truyệnngắnBức tranh, Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Chiếc thuyền ngoài xa,...), việc tô đậmluận đề không đồng nghĩa với việc biến mọi sự kiện, nhân vật được kể tới thành mộtcái loa phát ngôn tư tưởng thuần tuý. Tính thẩm mĩ, sống động của các đối tượngvẫn luôn được coi trọng. Những điểm dị thường, phi lí (theo cách nhìn nhận thôngthường), nếu có xuất hiện, đều cần được nhìn nhận dưới một ánh sáng khác. Chúngtồn tại như các biểu hiện đặc thù thuộc phạm trù loại của truyện luận đề. Hiểu nhưthế, độc giả có thể sẽ thôi bắt bẻ việc nhà văn đưa vào tác phẩm một số chi tiết khôngthực (như chi tiết người đàn ông làng chài đánh vợ, trút giận dữ theo đúng... thoảthuận). Quả tình, lúc mới xuất hiện, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu tronghai tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) đã từng bịphê trên vấn đề này. Cần nói thêm là loại truyện luận đề thường xuất hiện vàonhững thời điểm mà các nhà văn có nhu cầu tuyên ngôn về quan niệm sáng tác - thờiđiểm có những bước ngoặt trong sự phát triển của văn học nói chung. Chiếc thuyền ngoài xa lấy cảm hứng từ các vấn đề thế sự. Có thể gọicảm hứng của nó làcảm hứng thế sự, khác với cảm hứng sử thi - lãng mạn từng chiphối sáng tác Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975. Đặc điểm của tác phẩm mangcảm hứng thế sự là hướng về sinh hoạt hàng ngày của con người, khẳng định giá trịthẩm mĩ của cái đời thường, đi sâu khám phá hành trình của con người giữa một thựctại ngổn ngang nhằm tìm kiếm hạnh phúc và khẳng định nhân cách. Loại tác phẩmnày biểu thị sự đổi mới trong quan niệm của nhà văn về tính chân thực của văn học,nhằm đưa văn học thoát khỏi tình trạng minh hoạ hay tô vẽ, đề cập những chuyệnxa lạ với mối bận tâm chính của bao con người đang phải lao vào cuộc mưu sinh nhọcnhằn, trong một hoàn cảnh đất nước đang đối diện với vô vàn khó khăn của thời hậuchiến. Sẽ rất thú vị nếu ta đọc Chiếc thuyền ngoài xa trong sự so sánh thường xuyênvới những truyện khác của Nguyễn Minh Châu hay của một số nhà văn khác đượcsáng tác trong không khí sử thi của những ngày đánh Mĩ trước đây. Do ý thức được rất sâu sắc về sự bất cập của loại sáng tác văn học ưaban phát chân lí và dắt tay độc giả, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa,Nguyễn Minh Châu muốn theo đuổi một lối viết giàu tính đối thoại dân chủ với ngườiđọc. Ta không bắt gặp ở đây những kết luận dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống bày ranhiều nghịch lí, luôn bắt ta phải suy nghĩ lại về vô số vấn đề, trên cơ sở biết khắcphục, loại bỏ những định kiến, thành kiến, những thói quen nhìn nhận, đánh giá rấtkhô cứng đối với con người và sự vật, sự việc. Trước những tác phẩm như truyệnngắn này, tính tích cực của độc giả luôn được thử thách. II. tiếp cận văn bản Tên truyện ngắn là Chiếc thuyền ngoài xa. Cái tên ấy dễ gợi liên tưởngđến một cái tên đối ứng : Chiếc thuyền vào gần (hay đến gần). Có lẽ đây là phản ứngtâm lí ở độc giả mà nhà văn muốn thấy, bởi nhờ nó, cái tứ của truyện ngắn sẽđược người ta nhận thức một cách sâu sắc. ở ngoài xa, chiếc thuyền giống như biểutượng của cái toàn mĩ, khiến khi chiêm ngưỡng nó, trong ta dấy lên những xúc cảmtrong trẻo, nhẹ nhõm, lâng lâng. Còn vào gần, chiếc thuyền lại đưa đến biết bao bốirối, làm ta phải không ngừng trăn trở, dằn vặt. Tương quan giữa cái xa và cái gần ởđây hoá ra cũng là tương quan giữa cái bề ngoài và cái bề trong hoặc bề sâu. Nhìn từxa, ta chỉ thấy được cái bề ngoài thơ mộng (hay ngỡ là thơ mộng) của sự vật, còn nhìngần, ta mới có cơ hội phát hiện cái bề trong phức tạp không cùng, thậm chí gai góccủa nó. Vậy, nên nhìn sự vật từ xa để khỏi mua phiền, chuốc não, hay gắng tiếp cậnsự vật ở tầm gần để lương tâm được thanh thản ? Đều hướng tới sự thanh thản cả,nhưng thanh thản theo kiểu thứ nhất gần như đồng nghĩa với thái độ sống hoặc vôtâm, hoặc cố tình làm lơ trước mọi sự, còn thanh thản theo kiểu thứ hai thì lại mangý nghĩa đạo đức cao cả, gắn với thái độ can dự có trách nhiệm đối với đời và sẵn sàngchấp nhận những nhọc nhằn, khổ não. Tất nhiên, đối với tác giả truyện ngắn, sự lựachọn hướng về phía nào đã rõ ràng, dứt khoát. Theo ông, nghệ thuật phải cất lên tiếngnói về sự thật cuộc đời và người nghệ sĩ phải biết tập trung nhãn lực, nhìn xuyên quanhững cái bề ngoài óng ánh đôi khi mang tính chất lừa mị để nhận chân bản chất sựvật. Nhưng tác giả còn thấy thêm rằng : thực ra, việc nhìn sự vật ở tầm gần không hềlàm triệt tiêu cảm xúc về cái đẹp, ngược lại, nó càng làm cho cảm xúc về cái đẹp cóthêm chiều sâu (dĩ nhiên, cái đẹp lúc này đã được định nghĩa lại trên một nền tảngnhận thức mới về cuộc sống và nghệ thuật). Thấm nhuần tất cả những điều trên, ngườinghệ sĩ sẽ có được khả năng hành xử tự do trong quá trình sáng tác. Phùng - ngườiphóng viên nhiếp ảnh trong truyện - đã không dại dột tự tước đoạt của mình cái quyềnchụp ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Nhưng khi chính anh đã thấy được cái bề sâu củasự vật, bức phong cảnh thuần tuý do anh sáng tác vẫn có thể giúp người ta nhận rabao nhiêu câu chuyện đời. Thì ra, đối tượng miêu tả cụ thể là quan trọng, nhưng một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chiếc thuyền ngoài xa thơ ca việt nam dân ca việt nam văn học việt nam nghệ thuật văn họcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 407 12 0 -
4 trang 403 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 373 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 366 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 309 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 243 0 0 -
91 trang 185 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 176 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 161 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 154 6 0