
Tiểu luận: Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011 Tiểu luận Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam được định hướng phát triển theo một nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, mọi vấn đề của kinh tế đều do thị trường quyết định. Trước hoàn cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội cho sự hợp tác, đầu tư và phát triển nền kinh tế. Ngoài những cơ hội mà do hội nhập mang lại thì nền kinh tế Việt Nam còn phải đối đầu với những thách thức mà do quá trình hội nhập mang lại nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được chuyển từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bên có nguồn vốn dư thừa với những bên có nhu cầu sử dụng chúng. Đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế tài chính trung gian và công chúng. Công cụ của thị trường tài chính là nguồn sống cho hoạt động của thị trường, bao gồm các loại công trái Nhà nước, các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các định chế tài chính trung gian phát hành, các loại giấy tờ có giá trị khác,... Chủ thể của thị trường tài chính là những thể nhân và pháp nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính. Để làm rõ tình hình thị trường tài chính Việt Nam hiện nay trong thời kỳ hội nhập như thế nào? Nhóm em đã chọn đề tài “Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011”. Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu và sai sót. Mong thầy và các bạn đóng góp để đề tài của nhóm em được hoàn chỉnh hơn. 2 I. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2010 Cùng với đà hồi phục của nền kinh tế thế giới (tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 4,8% trong năm 2010 - IMF) kinh tế Việt Nam trong năm 2010 cũng có tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 5,83%, quý II tăng 6,4%, quý III tăng 7,16%. Tuy nhiên, sang những tháng cuối của năm 2010, nền kinh tế lại bắt đầu xuất hiện một số diễn biến bất lợi. Thị trường tài chính Việt Nam bị thử thách liên tục trước những biến động khó lường của thị trường vàng, những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, lạm phát tăng ở mức 2 con số... Thị trường tiền tệ NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ với các ngân hàng được giữ nguyên ở mức 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu cũng giữ nguyên mức 6%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm 2010. Trên thị trường liên ngân hàng, các NHTM giảm tối đa và thậm chí tạm ngừng đưa vốn ra thị trường khiến các NHTM nhỏ lao đao lo thanh khoản cuối năm. Bức tranh “lãi suất khủng năm 2008” hình như lại đang được vẽ lại vào tháng cuối cùng của năm 2010 khi lãi suất huy động được đẩy lên mức đỉnh điểm là 18%/năm. Đến thời điểm cuối tháng 12/2010, tình hình đã có phần dịu lại song mức lãi suất huy động của các ngân hàng trong tháng 12/2010 vẫn ở mức 14-15%, tức là cao hơn hẳn so với mức 150% lãi suất cơ bản (13,5%) và phần cao hơn đó được các NHTM xử lý bằng “lãi suất thưởng” - mức lãi suất không được ghi chính thức nhưng lại là “một phần không thể tách rời” của cuốn sổ tiết kiệm. Trong suốt quý đầu tiên của năm 2010, thị trường ngoại hối thường xuyên căng thẳng với sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và chính thức lên đến 200VND/USD. Đến tháng 7/2010, tỷ giá VND/USD vẫn xoay quanh mức 19.000 VND/USD nhưng từ giữa tháng 10/2010 trên thị trường tự do đã có diễn biến tăng bất thường. Đến cuối tháng 10/2010, so với tháng trước đó, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đã tăng khoảng 645 đồng, lên mức 20.325 VND/USD nhưng đến ngày 9/11/2010, con số này đã lên mức đỉnh là 21.200VND/USD. Trong tháng 10-11/2010, NHNN cũng đã liên tục can thiệp giảm bớt những căng thẳng trên thị trường bằng cách bán ra 220 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thiết yếu hay thành lập Tổ công tác liên Vụ theo dõi tình hình bán và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu, song do nhập siêu vẫn ở mức cao cộng với nỗi lo VND mất giá do 3 lạm phát cao, giá vàng tăng và công tác quản lý ngoại hối còn gây tâm lý găm giữ ngoại tệ nên tỷ giá USD trong tháng 11/2010 luôn ở mức cao hơn đáng kể so với tháng 10, chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức doãng rộng, có thời điểm lên tới 1.6000 VND/USD. Theo thống kê của Vụ Quản lý Ngoại hối – NHNN, tính đến cuối tháng 11/2010, nguồn thu ngoại tệ từ kiều hồi đã đạt mức 7,6 tỷ USD và ước tháng 12 sẽ tăng thêm khoảng 770 triệu, nâng tổng nguồn thu từ kiều hối cả năm 2010 lên hơn 8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009. Cùng với nguồn kiều hối gia tăng, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ đầu năm đến nay thặng dư khoảng 800 triệu USD, giải ngân trong 11 tháng năm 2010 tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường vàng Sau sự bứt phá liên tục của giá vàng trong năm 2009, khá nhiều nhận định đưa ra là kịch bản giá vàng năm 2010 sẽ ít có những biến động lớn, mức giá cao nhất vì thế khó vượt 29 triệu đồng một lượng. Thế nhưng những gì diễn ra trên thị trường vàng năm 2010 dường như không đúng theo “kịch bản” này. Thị trường liên tục ghi dấu những mức kỷ lục do tình trạng mất cân bằng cung cầu khi nhu cầu mua ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu luận kinh tế phát triển Tiểu luận kinh tế vĩ mô Tiểu luận luật kinh tế Thị trường tài chính Phát triển thị trường tài chính Thị trường tài chính Việt Nam Nghiên cứu tài chính Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1018 34 0 -
2 trang 527 13 0
-
2 trang 365 13 0
-
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 357 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam
7 trang 356 0 0 -
293 trang 332 0 0
-
Tiểu luận Kinh tế phát triển so sánh: Kinh tế Trung Quốc
36 trang 311 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
17 trang 286 0 0 -
Tiểu luận: Pháp luật kinh doanh quốc tế theo pháp luật Anh
17 trang 271 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 235 0 0 -
14 trang 203 0 0
-
Bài Tiểu luận môn kinh tế phát triển: Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh bình phước
57 trang 187 0 0 -
Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát
49 trang 176 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 163 1 0 -
Tiểu luận: Các giải pháp hoàn thiện luật đầu tư trong tình hình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
7 trang 160 0 0 -
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam
23 trang 160 0 0 -
Bài thuyết trình Chính sách tài khóa kinh tế vĩ mô
14 trang 135 0 0 -
88 trang 132 1 0
-
Blockchain – khởi nguồn của một nền kinh tế mới: lời mở đầu
93 trang 131 0 0 -
20 trang 126 0 0