Danh mục tài liệu

Tiểu luận: Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.92 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa các quan hệ” với Việt Nam. Ngày 17/10/2001, Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp George W.Bush ký sắc lệnh ban bố Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thành luật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO VIỆT NAM BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI BÀI TẬP LỚNĐề tài: Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và tác động của nó đến quan hệ thương mại Việt – Mỹ sau bình thường hóa quan hệ 1995 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Minh Ngọc Lớp: A33MỤC LỤCI. Lời mở đầu ………………………………………………………………………...2II. Nội dung chính …………………………………………………………………..3 1. Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ……………………3 2. Tác động của việc Mỹ phủ nhận nền kinh tế Việt Nam có tính chất thịtrường đến quan hệ thương mại hai nước ……………………………………………6 a. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa năm 2001 – 2002…………6 b. Khó khăn trong đàm phán song phương với Mỹ trong quá trình gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ……………………………………..9III. Kết luận ……………………………………………………………………11Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………..12 1I. Lời mở đầu Ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton công bố “Bình thường hóa cácquan hệ” với Việt Nam. Ngày 17/10/2001, Tổng thống nhiệm kỳ kế tiếp GeorgeW.Bush ký sắc lệnh ban bố Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thành luật. Đâyđược coi là hai mốc quan trọng trong việc khép lại quá khứ chiến tranh giữa hai dân tộctừng là kẻ thù của nhau, mở ra thời đại mới của hợp tác và phát triển giữa hai nước, đặcbiệt là trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, sau gần tám năm ký kết Hiệp địnhThương mại, hai nước vẫn chưa thật sự “bình thường hóa” quan hệ thương mại, khiphía Mỹ đặt ra các yêu cầu quá cao, gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình đàmphán gia nhập WTO, hay việc thường xuyên có các công ty Mỹ đâm đơn kiện ViệtNam bán phá giá. Mấu chốt của vấn đề chính là việc Mỹ không công nhận nền kinh tếViệt Nam là nền kinh tế thị trường. 2II. Nội dung chính1. Vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam, Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đềbản chất nền kinh tế của nước ta. Ngày 18/11/2002, Cục Nhập khẩu của Bộ Thươngmại Mỹ công bố kết quả điều tra của Cục liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, chủ yếuxét xem nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường hay phi thị trường. Dù khẳng địnhchúng ta đã có nhiều tiến bộ rõ rệt trong các công cuộc cải cách xây dựng nền kinh tếmới, kết luận do phía Mỹ đưa ra vẫn cho rằng nền kinh tế Việt Nam hiện mang tínhchất phi thị trường. Áp dụng các yếu tố luật định theo khoản 771 (18) (B) của Luật Thuế 1930 sửađổi, Bộ Thương mại Mỹ đã tiến hành xem xét lại nền kinh tế Việt Nam dựa trên sáutiêu chí sau:  Khả năng chuyển đổi của các đồng tiền nước ngoài với đồng bản tệ.  Thoả thuận về tiền lương giữa người lao động và giới chủ.  Mức tự do trong hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài.  Phạm vi sở hữu của Chính phủ với các phương tiện sản xuất.  Phạm vi kiểm soát của Chính phủ đối với các quyết định về giá cả.  Các yếu tố khác. Trong quá trình điều tra, Bộ Thương mại Mỹ nhận thấy nền kinh tế Việt Namvẫn trong quá trình chuyển đổi và chưa thực sự đạt tiêu chuẩn của một nền kinh tế thịtrường . Ðồng tiền của Việt Nam chưa hoàn toàn được tự do chuyển đổi trên thị trườngvốn. Thêm vào đó là sự thiếu vắng quyền sở hữu đất tư, quá trình tư nhân hoá diễn rachậm chạp. Dù tại Việt Nam đang diễn ra sự phát triển nhanh chóng và đáng khích lệcủa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ thương mại Mỹ cho rằng mức độ đổi mới còn rất 3hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và công nghiệp. Cụ thể, Việt Nam tại thờiđiểm đó chưa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và khai thác thị trường tiềntệ - ngân hàng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp chính yếu như luyện kim, sản xuấtmáy móc, thiết bị, công nghiệp năng lượng… đều thuộc thành phần kinh tế nhà nước.Từ đó, phía Mỹ bày tỏ sự lo ngại về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặtnền kinh tế trong nước. Phản ứng trước những kết luận vừa được đưa ra, Bộ trưởng Bộ Thương mạiViệt Nam đã gửi thư cho ngài Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ và trực tiếp gặp ngài Đạisứ của nước này tại Việt Nam để phản đối quyết định trên, yêu cầu phía Mỹ xem xét lạikết luận của mình, và đề nghị không đưa thêm ra những kết luận thiếu khách quan,không công bằng làm ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nướctheo nội dung của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ. Phải khẳng định rõ, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước ...