Danh mục tài liệu

Tiểu sử về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 173.00 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu sử về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh Gi¸o Viªn : §Æng Träng B¶o – Trêng THPTDTNT T©n KúChủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồngốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thốngđấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàncảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thờiniên thiếu.Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là TấtThành. Quê nội là làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngo ạilà làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ởđây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổngLâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liênlà một làng quê nghèokhó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khốnhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họcủa ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia cáchoạt động chống PhápThân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảngThân mẫu làbà Hoàng Thị Loan. Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh, một người anh làNguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt, còn gọi là Cả Khiêm) và một người em trai mất sớmlà Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901, tên khi mới lọt lòng là Xin).Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khimẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha vềquê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhânHoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu họcPháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưngbị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳông bị triều đình khiển trách vì hành vi của hai con trai. Hai anh em Tất Đạt và TấtThành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát củatriều đình.Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữQuốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của hội Liên ThànhKhoảngtrước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, ông theo học trường BáNghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng BaSon. Ở đây, ông được nuôi ăn nhưng chỉ học 3 tháng thì bỏ khi nhận ra rằng phải học3 năm mới thành nghề. Ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễndương để được ra nước ngoài.Thời kì 1911-1919Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Phápvới nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học Trang 1 Gi¸o Viªn : §Æng Träng B¶o – Trêng THPTDTNT T©n Kúhỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm(cuối 1912-cuối 1913), ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụbếp chokhách sạn. Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đếnnăm 1923.Ngày 19 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu nước, ôngđã viết Yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp(Revendications du peuple annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc và gửi tới Hội nghịHòa bình Versailles. Từ đó ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc.Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa củaLenin, từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 củaĐảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểuĐông Dương của Đảng Xã hội Pháp, ông trở thành một trong những sáng lập viên củaĐảng Cộng sản Pháp và tách khỏi đảng Xã hội. Năm 1921, ông cùng một số nhà yêunước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale -Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bứcđứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922, ông cùng một số nhà cách mạng thuộcđịa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhằm tố cáochính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng.Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp (Procès de la colonisationfrançaise) do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sáchthực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộcđịa.Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học PhươngĐông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), ông được bầu vào Ban chấp hành và Đoàn Chủ tịchQuốc tế Nông dân. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17 tháng 6đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ tráchCục Phương Nam.Cuối năm 1924, Ngu ...