Danh mục tài liệu

Tìm hiểu các vấn đề đặt ra và các thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi thi hành bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành: Phần 2

Số trang: 192      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 183      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại và những vấn đề đặt ra khi thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự" giới thiệu các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân một số nước trên thế giới và cách thức triển khai áp dụng quy định. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị để xử lý các vấn đề đặt ra khi thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm xử lý đúng đắn vụ án cũng như góp phần đấu tranh hiệu quả, phòng chống tội phạm. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu các vấn đề đặt ra và các thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi thi hành bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành: Phần 2 XÉT XỬ SƠ THẨM ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ PHÁP NHÂN TS. Mai Thanh Hiếu* Pháp nhân là thực thể pháp lý có nguồn gốc từ luật La Mã. Cho đến giữa thế kỷ XIX, pháp nhân không thể phạm tội (tiếng La Tinh: societas delinquere non potest) vẫn là nguyên tắc có tính phổ biến. Trong hệ thống common law, Anh là nước đầu tiên thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Từ đó đến nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau đã công nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân, bên cạnh những nước không công nhận như Italia (trách nhiệm hình sự cá nhân là nguyên tắc hiến định của Italia (Điều 27 Hiến pháp năm 1947)). Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong pháp luật hình sự đòi hỏi sự thay đổi tương ứng trong pháp luật tố tụng hình sự. Sự thay đổi đó đã và đang diễn ra tại nhiều nước như Anh, Hoa Kỳ, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Pháp...1 _____________ * Trường Đại học Luật Hà Nội. 1. Mireille Delmas-Marty, GAO Mingxuan (Direction): Criminalité économique et atteintes à la dignité de la personne, Éditions de la maison des sciences de l’homme, Paris, 1997, p.175. 205 và Việt Nam. Trong thực tiễn tư pháp, có những nước như Pháp, một số thẩm phán tuy không đặt lại vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng rất “sợ” những khó khăn về tố tụng khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân bởi theo họ, pháp luật tố tụng được xây dựng một cách “vội vã”1, chỉ quy định “chung” và là “luật mềm - soft law” nên phải trông đợi vào sự giải thích của án lệ2. Liệu Việt Nam cũng sẽ trong tình trạng tương tự? Bài viết này sẽ phân tích những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là pháp nhân và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. 1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là pháp nhân Thẩm quyền xét xử sơ thẩm được xác định theo sự việc (tiếng La tinh: ratione materiae), đối tượng (tiếng La tinh: ratione personae) và lãnh thổ (tiếng La tinh: ratione loci). _____________ 1. Jacques-Henri Robert: La représentation devant les juridictions pénales des personnes morales ou le syndrom de Pyrrhon, in Apprendre à douter: questions de droit, questions sur le droit - Études offertes à Claude Lombois, Pulim, p. 539, 2004. 2. Mikaël Benillouche: La poursuite des personnes morales, in Morgane Daury-Fauveau et Mikaël (Direction), Dépénalisation de la vie des affaires et responsabilité pénale des personnes morales, Collection Ceprisca, Puf, p. 18, 2009. 206 1.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc phụ thuộc vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Tòa án chỉ được xét xử đối với pháp nhân về 33 tội phạm quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Sự giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân dẫn đến hạn chế thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc đối với pháp nhân. Trong các tội phạm nói trên, tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), do tính chất phức tạp, bắt buộc phải xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu (điểm c khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Các tội phạm khác, tùy theo từng trường hợp, có thể được xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực theo quy định chung. 1.2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng phụ thuộc vào quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về chủ thể của tội phạm. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Vì vậy, Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với bị cáo là pháp nhân thương mại. Loại hình pháp nhân thương mại ảnh 207 hưởng đến phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự. Bị cáo là pháp nhân thương mại không do Quân đội nhân dân quản lý thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Bị cáo là pháp nhân thương mại không do Quân đội nhân dân quản lý chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trong trường hợp liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ hoặc trong địa bàn thiết quân luật (điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015). Đối với bị cáo là pháp nhân thương mại do Quân đội nhân dân quản lý thì thẩm quyền xét xử cần phải thuộc về Tòa án quân sự. Tuy nhiên, điểm a khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mới chỉ quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đối với bị cáo là cá nhân. Vì vậy, điều khoản này cần được nghiên cứu sửa đổi theo hướng: “Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử: a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập 208 trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân; pháp nhân thương mại do Quân đội nhân dân quản lý”. ...

Tài liệu có liên quan: