
Tìm Hiểu Nghề Trồng Hoa ở Trung Quốc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm Hiểu Nghề Trồng Hoa ở Trung Quốc Tìm Hiểu Nghề Trồng Hoa ở Trung Quốc Trồng hoa, bồn cảnh đã có từ hàng ngàn năm trước ởTrung Quốc, nhưng 20 năm trở lại đây mới thật sự trởthành một nghề trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đấtnước rộng lớn này. Ông Triệu Lương Quân, GS,TS TrườngĐại Học Nông nghiệp Bắc Kinh, đồng thời là Chủ tịchHiệp hội hoa Thượng Hải đón và đưa chúng tôi đi thăm,gặp gỡ, trao đổi với nhiều nhà quản lý, doanh nghiệp sảnxuất – kinh doanh hoa; tuy rất vui vẻ, thân tình nhưng ôngkhông nói gì, chỉ hứa hẹn: “Các bạn cứ tìm hiểu, chừng nàovề Bắc Kinh mới đến phần tôi”. Vân Nam từ lâu rất nổi tiếng với nghề trồng thuốc lá vàchè; ngoài ra, còn trồng rau và cây lương thực. Nhưng, bâygiờ thì cây hoa nổi lên như là ngành sản xuất chính trongkinh tế nông nghiệp ở cái tỉnh cao hơn mặt biển đến 2.000mét này. Với mức lãi 1 vạn nhân dân tệ/mẫu TrungQuốc/năm (tương đương 300 triệu đồng Việt Nam/ha/năm),nghề trồng hoa đã làm thay đổi rõ rệt diện mạo và đời sốngcủa 10 triệu hộ nông dân sản xuất đến 70% hoa của tỉnh. Đến nay, diện tích trồng hoa Vân Nam đã lên đến 14.000ha, sản phẩm chủ lực là hoa Lily (Bách hợp), hồng, cẩmchướng, cúc….chiếm 40% thị phần cả nước. Doanh thuhàng năm 5,11 tỷ nhân dân tệ, xuất khẩu 41 triệu USD.Trong tổng số 790 doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hoa,có 10% là cổ phần, còn lại là doanh nghiệp tư nhân, hầu hếtđều có lãi, đầu tư hiệu quả nhất là doanh nghiệp tư nhân.Hai năm gần đây các nước Hà Lan, Singapore, Hàn Quốc,Nhật…đầu tư vào sản xuất kinh doanh – dịch vụ về hoa ởVân Nam ngày càng nhiều. Tỉnh đã dành ra 2.500 mẫuTrung Quốc để kêu gọi đầu tư nước ngoài.Nhờ đâu mà sản xuất và kinh doanh hoa Vân Nam năm2004 tăng hơn năm trước 28%, năm 2005 dự báo còn caohơn ? Đó chính là do Chính phủ Trung Quốc và chính quyền cácđịa phương rất quan tâm đến việc phát triển nghề trồng,kinh doanh, dịch vụ về hoa. Không chỉ đầu tư cơ sở hạ tầngmà còn trực tiếp đầu tư không hoàn lại cho các cơ sở, nhàxưởng sản xuất, kể cả bù lỗ cho doanh nghiệp làm giống vàtrồng hoa; giải quyết cho vay vốn ưu đãi, bù lãi xuất và cácchính sách hỗ trợ khác. Tổng Hiệp hội Trung Quốc và Hiệp hội hoa các tỉnh tuykhác nhau về tổ chức và hoạt động nhưng đều làm tốt vaitrò, chức năng của mình, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp,tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện và đề xuất vềchủ trương, quy hoạch và chính sách, biện pháp cho nhànước để chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển về hoa.Ông Chủ tịch Hiệp hội hoa Vân Nam, nguyên là Giám đốcSở Nông nghiệp, cho biết: “Hiệp hội hoa cấp tỉnh là mộtđơn vị hành chính sự nghiệp, đã có đủ các phòng ban, có cảbộ máy bao gồm 23 cán bộ đại học chuyên ngành. Trongđó, 15 người được hưởng lương như công chức. Hiệp hội làcầu nối giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Nông dân; trựctiếp chỉ đạo, tổ chức từ khâu trồng hoa gì, cho đến việc tiêuthụ, vận chuyển, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, thông tin,triển lãm, hội chợ…. Có thể nói mọi việc liên quan đếnhoa, Hiệp hội là tổ chức chi phối có hiệu quả”.Khác với Hiệp hội hoa tỉnh Vân Nam, Hội hội hoa thànhphố Thượng Hải chỉ lo hai việc: sản xuất giống và tiêu thụhoa. Với 40 công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất giống,Thượng Hải cung cấp đủ các chủng loại giống cho VânNam, cả nước và xuất khẩu. Khi tôi hỏi về cơ cấu sản phẩmnông nghiệp, ông Tiều Hữu Minh, Trưởng Ban thư ký nôngnghiệp tỉnh cười: “Thành phố chúng tôi chỉ có sản xuấtgiống đáng kể mà thôi!”.Trung Quốc có ba loại hiệp hội hoa: Hiệp hội các nhà sảnxuất hoa, Hiệp hội các nhà bán buôn hoa, Hiệp hội các nhàbán lẻ hoa. Thượng Hải là thị trường hoa lớn nhất TrungQuốc, có 14 chợ chuyên doanh về hoa, hơn 1.000 công tykinh doanh sinh vật cảnh. Do đó, Hiệp hội các nhà bán lẻhoa là tổ chức rộng lớn nhất, quan trọng nhất, hoạt độngtrên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Trụ sở của Hiệp Hội là mộttòa nhà bề thế, trang bị hiện đại, là trung tâm thứ 308 của tổchức hoa trên Thế giới gồm 180 quốc gia, Trung Quốc làmột thành viên. Nơi đây cung cấp thông tin cho Chính phủvà các doanh nghiệp để định hướng phát triển hoa; giaodịch và thanh toán quốc tế; đào tạo và huấn luyện kỹ thuậtvà cắm hoa. Khu công nghệ cao (Cẩm Tú Đại Địa) ở Bắc Kinh cũngcoi sản xuất giống là sản phẩm chính. Hàng năm đưa ra thịtrường hơn 20 triệu cây giống hoa bằng phương pháp cấymô. Cùng với Thượng Hải, Bắc Kinh là thị trường lớn vềhoa. Tuy nhiên ta khó cạnh tranh về hoa, vì bạn đạt trình độkỹ thuật tiên tiến, năng suất cao, giá thành hạ, sản phẩmđẹp, phong phú, đa dạng. Thành phố Hồ Chí Minh có thểđưa sang tiêu thụ các loại Cây kiểng, Bonsai và một số loạihoa nhiệt đới.Trao đổi với chúng tôi ông Triệu Lương Quân và các nhàquản lý, sản xuất – kinh doanh hoa, bạn cho rằng: “MiềnNam của các bạn ở vào vùng khí hậu nhiệt đới thuận lợicho việc sản xuất giống và trồng nhiều chủng loại hoa. Nhànuớc cần chú trọng đưa cây hoa trở thành một chương trìnhmục tiêu căn bản, lâu dài trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh cần đề ra các chính sáchvề đất đai, quy hoạch, vốn liếng, cơ sở hạ tầng cho cácvùng chuyên canh hoa. Đối với dự án “Trung tâm hoakiểng Sài Gòn” ở Bình Chánh, chúng tôi đã sang khảo sátlà phù hợp với một đô thị lớn và rất yêu hoa. Tôi và ôngPhạm Chí Thường, chuyên gia quy hoạch và thiết kế ở BộNông nghiệp sẵn sàng làm tư vấn về quy hoạch, thiết kế, hỗtrợ kỹ thuật và kể cả góp vốn. Việc hình thành một chợ hoađầu mối để giải quyết đầu vào, đầu ra cũng là một yêu cầucấp thiết cho nghề trồng hoa của thành phố và các tỉnh pháttriển”.Chúng tôi thiết nghĩ những ý kiến của các bạn Trung Quốccó thể vận dụng vào chương trình, mục tiêu phát triển hoa,cây kiểng, cá cảnh của thành phố chúng ta.Trương HoàngPhó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây lâm nghiệp bảo tồn thiên nhiên tài nguyên rừng nghề trồng hoa trung quốc nghề chăm sóc cây cảnhTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 190 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 111 3 0 -
Giáo trình Trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp - NXB Nông nghiệp
131 trang 106 0 0 -
70 trang 93 0 0
-
103 trang 92 0 0
-
90 trang 81 0 0
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 56 0 0 -
11 trang 49 0 0
-
Tiểu luận đề tài: Một số ý kiến về vấn đề trồng, khai thác và bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay
27 trang 44 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 trang 44 0 0 -
Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ: Bài 1 – ThS. Nguyễn Quốc Bình
0 trang 42 0 0 -
Xuất khẩu gỗ Việt Nam 2005 - 2010
11 trang 41 0 0 -
Tiểu luận Môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người
22 trang 38 0 0 -
Thống kê và tin học trong lâm nghiệp (Cao học)
79 trang 35 0 0 -
Quá trình sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh và định hướng giải pháp
4 trang 34 0 0 -
6 trang 34 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời của hộ gia đình tại Việt Nam
16 trang 33 0 0 -
28 trang 33 0 0
-
Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Địa lí - GS. Trần Bá Hoành
144 trang 32 0 0