Danh mục tài liệu

Tìm hiểu về các hệ thống thông minh: Phần 2 - Hồ Cẩm Hà

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.35 MB      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Các hệ thống thông minh: tiếp tục trình bày các nội dung kiến thức về: hệ thống trợ giúp ra quyết định; quản trị dữ liệu: xây dựng kho dữ liệu, truy cập và hiển thị; các tác từ thông minh,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về các hệ thống thông minh: Phần 2 - Hồ Cẩm Hà Chương 5 HỆ TRỢ GIÚP RA QUYẾT ĐỊNH Đây là chương đề cập đến việc sử dụng máy tính hỗ trợ cho hoạt động ra quyết định cùa con người, tập trung vào loại phần mềm được gọi là hệ trợ giúp ra quyết định (Decision Support System-DSS). Ra quyết định là một hoạt động quan trọng trong chức năng quàn li, gắn chặt với người lãnh đạo cùa một tổ chức, bời vậy phần đầu cùa chương, mục 5.1 giới thiệu về các hệ thống phần mềm hỗ trợ quàn lí. Tiếp theo đó, khái niệm DSS được trình bày ờ mục 5.2. Các đặc trưng và khả năng cùa DSS nêu ra ờ đây cho thấy nó là một hệ thống thông tin đặc biệt. Để hiểu rõ hơn các DSS, mục 5.3 nghiên cứu sâu hơn về tiến trình ra quyết định, trên cơ sờ đó ta tim hiểu một vài cách phân loại ra quyết định, đồng thòi làm rõ hơn mối quan hệ giữa hệ thống DSS với việc sứ dụng m ô hình. Một cách phân chia các DSS thành 7 kiều (theo Alter[9]) cũng được nhắc lại trong mục này. Mục 5.4 bàn luận đến kiến trúc chung cùa một DSS và các lựa chọn phần nền {platform) cho các hệ thống DSS. Phần cuối của chương, mục 5.5, giới thiệu một số loại mõ hình thường được dùng trong DSS. Có ba loại mô hình được chọn giới thiệu kĩ hơn ớ đây, đó là mô hình mô phòng sự kiện rời rạc, mô hình quy hoạch tuyến tính và mô hình hàng đợi. 5.1. G iớ i th iệu về các hệ th ốn g hỗ t r ạ q u ản lí 5.1.1. S ự cần thiết dùng máy tinh h ỗ trợ cho việc ra quyết định Mỗi quyết định đều tiềm ẩn trong nó một phỏng đoán về tương lai. Khi giái quyết một vấn đề hoặc hướng tới một mục đích, ta đều đánh giá trạng thái hiện thời và lường trước, ràng nếu thực hiện một hoạt động (hay một dãy hoạt động) nào đó thi một trạng thái khác sẽ đến, đem đến những gì ta muốn đạt được. Bàn chất của hoạt động ra quyết định là lựa chọn một phương án trong một tập các phương án hành động, số các phương án đưa ra để lựa chọn có thể rất lớn, mỗi phương án lại có thê phức tạp. Những câu hòi sau liên quan đến hoạt động ra quyết định: • Từ đâu mà có được các phương án để lựa chọn? • Tập phương án đưa ra để lựa chọn gồm bao nhiêu phương án thi đù? • Có thể quản trị được tập phương án lớn cỡ nào? (đề không bó sót phương án khi xem xét lựa chọn) 96 Ngay từ giữa nhừng năm 1960, các hệ thống dựa trên máy tính để hỗ trợ ra quyết định đã được nghiên cứu và xây dựng. Việc ra quyết định ngày càng trờ nên phức tạp trong sự phát triển văn minh hon của loài người và máy tính càng tò ra là công cụ hỗ trợ đắc lực hơn cho việc ra quyết định. Trước khi phân tích sự cần thiết hỗ trợ ra quyết định bằng máy tính, ta hãy xem một ví dụ sử dụng hệ trợ giúp ra quyết định (Decision Support System - DSS) của một gói phần mềm tên là RPS (Roadway Package System) bắt đầu hoạt động từ tháng 3/1985. Xin điểm ra một số đóng góp của DSS cho hệ thống phần mềm này. Có khoảng 50 ứng dụng hỗ trợ quyết định đă được cung cấp trong 3 lĩnh vực chính: nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch; lập kế hoạch hành động; hồ trợ bán hàng. Có thể hình dung chi tiết hơn những đóng góp ấy như sau: • Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch'. DSS hỗ trợ quyết định giá cả cho mỗi khách hàng. Dùng công cụ thống kê phân tích dừ liệu thường ngày có thể khám phá ra các mẫu bán hàng. Trên cơ sở đó ta có được thông tin thuận lợi trong cạnh tranh, chẳng hạn với DSS, có thể quan sát được lợi nhuận sẽ thu về nếu quyết định giảm giá bán. Một ứng dụng khác nừa của DSS là dự báo. Sự tăng trưởng mẫu của mỗi sản phẩm được phân tích bằng những mô hình dự báo giúp đưa ra các quyết định tương ứng với sự kết thúc hay phát triển của mồi sản phẩm và dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng ở các mức cũng được phân tích bàng các mô hình DSS. • Xác lập chiến lược và kế hoạch hoạt động-. DSS đã được sừ dụng để hỗ trợ cả kế hoạch ngắn hạn lẫn chiến lược lâu dài cho việc điều phối, phân tích và báo cáo trên các khuynh hướng thị trường nhạy cảm (khó nhận thấy), chẳng hạn xác định mạng máy tính vệ tinh cần ở đâu để mở rộng thị trường một cách thuận lợi (ví dụ xác định những thị trường phát triển nhanh). • H ỗ trợ bản hàng: Một hệ thông tin tác nghiệp (Executive Information System - EIS) hỗ trợ cho những người quản lí cao nhất bàng các báo cáo tổng kết chi tiết hàng ngày về địa phương, bộ phận, người bán hàng, sàn phẩm. Các báo cáo này cho thấy những vụ kinh doanh bị thất bại, những vụ thành công và những vụ mới nảy sinh, thậm chí hệ còn sinh ra cà dự định đề xuất cho các báo cáo thương mại định kì. Ngoài ra, dành cho các nhà quản lí, các báo cáo đặc biệt được thiết kế riêng, có so sánh, phân tích khuynh hướng, giúp phát hiện vấn đề và cư hội. Ví dụ trên cho thấy một sổ điểm sau đây: • Để thành công và đứng vừng trong sự cạnh tranh của thị trường, một cách tự nhiên dẫn đên nhu câu sừ dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định dựa vào máy tính. 97 • Người sừ dụng đầu cuối và thậm chí khách hàng cũng có thề làm việc với các hệ thống DSS. • Hệ thống DSS dựa trên dữ liệu, dữ liệu này được tồ chức thành các kho dữ liệu đặc biệt. Như vậy người sừ dụng dễ dàng xừ lí và thao tác. • Hai kĩ thuật cung cấp sự hỗ trợ: một lả DSS, hỗ trợ nhà quàn li và phân tích thị trường khi cần ra các quyết định, chẳng hạn về giá cả; hai là EIS, giúp cho các nhà quàn lí cấp cao điều phối việc bán hàng, tìm vấn đề và cơ hội. • DSS được sừ dụng để hỗ trợ cho các quyết định khác nhau, từ quyết định về chiến lược đến quyết định hàng ngày đối với những khách hàng cụ thể. • DSS thường làm việc dựa trên một lượng dữ liệu rất lớn gồm dữ liệu cùa chính nó và cà dữ liệu bên ngoài nó. • Những ứng đụng của DSS khác với những ứng dụng cùa hệ thông tin xứ !í giao dịch (Transaction Processing System - TPS), mặc dù DSS dùng nhiều dữ liệu cùa TPS. • Cấc mô hình thống kê và định lượng được đùng trong các ứng dụng cúa DSS. • Người quàn lí là người có trách nhiệm cuối cùng tron ...